Thuốc giảm acid dạ dày có thể làm thay đổi vi khuẩn trong đường ruột

Theo nghiên cứu mới của Trung tâm y thuộc ĐH Y khoa Groningen, Hà Lan (UGCM), các loại thuốc dùng làm giảm acid dạ dày và điều trị chứng trào ngược axit dạ dày – thực quản làm thay đổi quần thể vi khuẩn sống trong ruột, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Theo nghiên cứu mới của Trung tâm y thuộc ĐH Y khoa Groningen, Hà Lan (UGCM), các loại thuốc dùng làm giảm acid dạ dày và điều trị chứng trào ngược axit dạ dày – thực quản làm thay đổi quần thể vi khuẩn sống trong ruột,

Theo nghiên cứu mới của Trung tâm y thuộc ĐH Y khoa Groningen, Hà Lan (UGCM), các loại thuốc dùng làm giảm acid dạ dày và điều trị chứng trào ngược axit dạ dày – thực quản làm thay đổi quần thể vi khuẩn sống trong ruột, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhóm thuốc này gọi chung là thuốc ức chế bơm proton (PPI) như omeprazole và esomeprazole có thể kê đơn hoặc không, nằm trong số 10 loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Chúng có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa và tăng nguy cơ nhiễm trùng Clostridium difficile. Clostridium difficile hoặc “C. Diff.” là vi khuẩn chuyên tấn công niêm mạc ruột, thủ phạm gây tiêu chảy nặng và gây đau đớn cho con người.

thuoc giam acid da day anh huong den vi khuan duong ruot1451444818 Thuốc giảm acid dạ dày có thể làm thay đổi vi khuẩn trong đường ruột

Phát hiện trên dựa vào nghiên cứu, phân tích vi khuẩn đường ruột của 1.815 người trưởng thành ở Hà Lan, phần lớn khỏe mạnh, một số có bệnh đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích. Ngoài việc trả lời các câu hỏi cho sẵn, nhóm đề tài còn tiến hành xét nghiệm, phân tích các mẫu phân, nghiên cứu phân lập DNA vi khuẩn lấy từ mẫu phân. Chỉ có hơn 10% số người tham gia cho biết họ đã sử dụng thuốc PPI, những người này có xu hướng già nua nhanh, trọng lượng cơ thể nặng nề hơn so với những người không dùng PPI.

Đặc biệt, những người sử dụng PPI, mức độ đa dạng của các quần thể vi khuẩn đường ruột giảm mạnh, nhưng lại có nhiều vi khuẩn thường cư ngụ trong miệng nay dồn xuống ruột và tăng vi khuẩn gây viêm nhiễm có trong mẫu phân. Điều này chứng tỏ PPI làm giảm độ axit dạ dày nên vi khuẩn đường miệng theo thức ăn di chuyển vào trong cơ thể, làm gia tăng viêm nhiễm. Sử dụng PPI gây ảnh hưởng lớn đến vi khuẩn đường ruột so với sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là làm giảm nhóm vi khuẩn thân thiện và làm tăng vi khuẩn có hại. Ngoài ra, sử dụng PPI còn làm cho nhiễm trùng một số loại bệnh tăng gấp 1,5 lần so với nhóm đối chứng không dùng PPI.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *