Mang thai, dù không gây đau yếu, nhưng là thời điểm cơ thể mẹ trở nên dễ tổn thương nhất. Dù không nhất thiết phải dành cả ngày trên giường hay kiêng cữ quá mức việc tập thể chất, tuy nhiên đứng hàng tiếng đồng hồ là thứ các mẹ phải rất phòng tránh. Dưới đây là những biến chứng về sức khỏe có thể gây ra với mẹ bầu nếu đứng quá lâu.
Có những tư thế tưởng chừng rất vô hại, nhưng vẫn có thể gây ra tác hại khó lường cho các mẹ khi mang thai.
Khi mang thai, các mẹ cần cân nhắc không chỉ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, mà còn phải rất thận trọng trong việc cân bằng cảm xúc và các hoạt động thể chất. Thậm chí, cả những tư thế đơn giản như đứng trong một thời gian dài chẳng hạn, cũng có thể gây ra tác hại mà các mẹ không thể lường trước được.
Đứng lâu khi mang thai gây ảnh hưởng như thế nào?
Mang thai, dù không gây đau yếu, nhưng là thời điểm cơ thể mẹ trở nên dễ tổn thương nhất. Dù không nhất thiết phải dành cả ngày trên giường hay kiêng cữ quá mức việc tập thể chất, tuy nhiên đứng hàng tiếng đồng hồ là thứ các mẹ phải rất phòng tránh. Dưới đây là những biến chứng về sức khỏe có thể gây ra với mẹ bầu nếu đứng quá lâu.
Đứng quá lâu khi mang thai có thể gây nhiều ảnh xấu cho các mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Gây phù nề, đau nhức xương khớp
Có tới 50% đến 70% phụ nữ trên thế giới phải chịu những cơn đau phần lưng dưới khi mang thai. Một số mẹ bầu thậm chí còn bị các chứng như phù nề, sưng chân hay chứng rối loạn chức năng cẳng vai (gọi tắt là SPD). Vì thế, đứng càng lâu càng dễ gây các bệnh về xương khớp cho các mẹ khi mang thai, gây nên các cơn đau dai dẳng.
Dẫn đến các vấn đề huyết áp
Thay đổi huyết áp thất thường là triệu chứng nguy hiểm với mọi người. Tuy nhiên với các mẹ bầu, nó còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Các nghiên cứu đã chỉ ra việc đứng nhiều có nguy cơ làm tăng (hoặc tụt) huyết áp với các mẹ.
Cản trở sự phát triển của thai nhi, dễ gây sinh non
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu thời gian đứng làm việc của mẹ càng lâu, khả năng sinh non càng cao và bé sinh ra thường sẽ còi cọc và chậm lớn.
Phòng tránh ảnh hưởng từ việc đứng lâu như thế nào?
Nếu những đặc thù từ công việc hay lối sống bắt buộc các mẹ phải đứng trong thời gian tương đối dài, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều rất cần thiết. Ngoài ra, các mẹ cần làm theo những cách dưới đây để có thể giảm thiểu tối đa những tác hại gây ra từ việc đứng quá lâu:
– Nếu mẹ bị thai kỳ nguy cơ cao và phải đứng làm việc ít nhất 4 tiếng 1 ngày, hãy thảo luận với cấp trên để được chuyển sang công việc có thể ngồi bàn thường xuyên. Tư vấn thêm với bác sĩ nếu mẹ cảm thấy cần thiết. Còn không, hãy chủ động nghỉ phép khi thai kỳ bước sang tuần thứ 24.
– Nếu phải đứng làm việc ít nhất nửa tiếng một ngày, hãy cố giảm thiểu tối đa thời gian gây áp lực lên bàn chân của mình. Chủ động nghỉ phép ngay nếu mẹ bắt đầu cảm thấy khó chịu.
– Dành một chút thời gian đi lại, đừng đứng một chỗ quá lâu khi làm việc
– Mặc quần tất nếu phải đứng nhiều giờ.
– Vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, hãy dùng dây đai thai sản để hỗ trợ việc mang bầu và giảm áp lực lên vùng lưng.
– Nếu không tránh được việc phải đứng lâu khi làm việc, hãy tận dụng bất cứ những gì có thể làm chỗ tựa 1 bên chân. Thường xuyên đổi chân trong thời gian làm việc.
– Phục hồi khi bị đau lưng bằng cách thử những bài tập aerobics dưới nước.
– Dùng những loại giày có miếng đệm bàn chân.
Thực tế, các mẹ không nhất thiết phải bỏ dở công việc của mình cho việc sinh đẻ, nhưng hãy thật sự cẩn trọng nếu như công việc đòi hỏi các mẹ phải đi đứng nhiều. Hãy thoải mái nói chuyện với cấp trên và đồng nghiệp để có được giải pháp tốt nhất. Và hãy đừng quên để bản thân được thư giãn tuyệt đối khi về nhà.