Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao. Bệnh do khối u ác tính gây ra, tỉ lệ tử vong ở nam giới cao hơn ở nữ giới. Khi khối u còn nhỏ, chưa có ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Bệnh phổi là chỉ các bệnh về hô hấp liên quan đến phổi, do các nhân tố bên ngoài tác động làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cơ thể. Vậy phổi có những loại bệnh nào?
1. Lao phổi
Theo thống kê, lao phổi là một trong những bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 3 triệu người trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, lao phổi là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Nguyên nhân chính là do lối sống sinh hoạt và ăn uống của người bệnh không hợp lý, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho trực khuẩn lao gây bệnh ở phổi.
Triệu chứng
Lao phổi không có những dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh mới tái phát. Điều kiện thuận lợi có thể là: cơ thể bị suy dinh dưỡng, chán ăn, mất ngủ, thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,… Các dấu hiệu nhận biết khi bị lao phổi là ho khan, ho có đờm hay ho ra máu, ho thường kéo dài 2 tuần. Bên cạnh đó, người bệnh bị sút cân nghiêm trọng, mệt mỏi, kém ăn, sốt nhẹ về chiều, buổi đêm thường ra mồ hôi trộm, thỉnh thoảng bị đau ngực, khó thở,…
Cách điều trị bệnh lao phổi
Khi thấy có những dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Người bệnh nên uống thuốc đều đặn và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý ngừng uống thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Để phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh. Khi tiếp xúc với người khác, người bệnh nên đeo khẩu trang để tránh lây truyền bệnh cho người khác.
2. Giãn phế quản
Đây là bệnh do sự giãn rộng không hồi phục của các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự loạn dạng các lớp phế quản. Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hay có thể bị sau khi mắc phải các bệnh phổi khác như lao, xơ phổi,…
Triệu chứng
Giãn phế quản có các triệu chứng như ho, khạc đờm, khó thở, đau ngực. Ngoài ra, có thể kèm theo ho ra máu, lượng máu ít hoặc nhiều tùy vào tình trạng bệnh. Có trường hợp, khi ho máu có thể ọc ra, gây tắc nghẽn đường thở, làm cho người bệnh khó thở nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.
Cách điều trị
Đầu tiên, để điều trị giãn phế quản cần phải dẫn lưu hết đờm mủ để phế quản được thông thoáng, không bị tắc nghẽn. Cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và có cách điều trị hợp lý nhất. Người bệnh uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng thuốc bừa bãi. Khi thấy bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì cần đến ngay bệnh viện để điều trị. Người bệnh cần giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh, đề phòng vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, ẩm thấp. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, rèn luyện sức khỏe thường xuyên để tăng sức đề kháng.
3. Ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao. Bệnh do khối u ác tính gây ra, tỉ lệ tử vong ở nam giới cao hơn ở nữ giới. Khi khối u còn nhỏ, chưa có ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Các tế bào ung thư đi theo đường máu, di căn đến các cơ quan khác như não, xương,… Khi bệnh đã ở giai đoạn cuối thì mọi biện pháp chữa trị đều không mang lại hiệu quả, người bệnh chỉ được hỗ trợ giảm đau, kéo dài thêm sự sống.
Triệu chứng
Khi mắc ung thư phổi thường có các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ho ra máu, thường ho vào buổi sáng. Ngoài ra, đau ngực, có khi đau bả vai. Khi khối u càng ngày càng lớn dần, chèn ép vào phế quản gây tắc khí phế quản, tràn dịch màng phổi dẫn đến khó thở, khó nuốt, khó nói, giọng nói bị khàn.
Điều trị ung thư phổi
Đối với từng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phẫu thuật hay điều trị tia xạ đơn thuần hay điều trị hóa chất. Người bệnh cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kịp thời, không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Để tránh xa căn bệnh ung thư phổi, cần sống trong môi trường sạch sẽ, không khí trong lành, không nên hút thuốc lá.