Khi gan bị bệnh, không thể thực hiện tốt các vai trò của mình, đặc biệt là khả năng khử độc, làm sạch máu sẽ gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm như hôn mê gan, giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, suy thận ở bệnh nhân bị xơ gan tiến triển , ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gia tăng tỉ lệ tử vong.
Gan lấy máu từ hai nguồn, một là động mạch gan đưa máu từ tim về gan, hai là tĩnh mạch cửa cung cấp máu từ ruột và lá lách. Máu sau khi được thanh lọc, khử độc hoặc giảm bớt những chất độc hại theo đường tĩnh mạch phân bổ đến các cơ quan giúp duy trì các hoạt động sống.
Khi gan bị hư hại, độc chất, virus, vi khuẩn tích tụ ở gan ngày càng nhiều nhưng không được gan xử lý thỏa đáng sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp kích hoạt tế bào Kupffer (một loại đại thực bào nằm trong xoang gan – nơi dẫn máu ra, vào gan, là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố, tạo phản ứng miễn dịch) hoạt động quá mức, khiến tế bào này phóng thích ra nhiều chất gây viêm làm chết, hoại tử tế bào gan từ đó làm giảm mạnh thậm chí làm mất khả năng khử độc của gan, làm bệnh gan diễn tiến càng thêm trầm trọng.
Khi đó, máu không được gan làm sạch, chứa nhiều chất độc hại sẽ theo các tĩnh mạch đưa đến các cơ quan từ đó gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm tăng mức độ tử vong.
Bệnh não gan: Bệnh não gan (hôn mê gan) là một trong những biến chứng nặng nhất và thường xảy ra trên nền một bệnh lý gan mãn tính (như đợt cấp của viêm gan mãn tính giai đoạn cuối, xơ gan giai doạn mất bù) khi mà vai trò của gan đã suy giảm. Khi ấy, các chất độc hấp thu từ ruột không được gan xử lý và dần dần tích lũy trong máu, sau đó đưa đến não. Khi độc chất tích tụ trong não ngày càng nhiều sẽ làm giảm chức năng của não và tổn thương hệ thần kinh trung ương dẫn đến nhận thức của bệnh nhân sẽ bị giảm. Tình trạng phù não trong suy gan cấp có thể gây thoát vị não và tử vong. Trong xơ gan mất bù, bệnh não gan mạn là vấn đề lâm sàng chính tác động đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Triệu chứng nhẹ của bệnh não gan là cáu gắt, nóng giận vô cớ.
Biểu hiện của bệnh não gan ở giai đoạn đầu còn rất nhẹ và kín đáo như mất định hướng không gian và thời gian; cười nói, cáu gắt vô cớ; nhát gừng; ngủ gà, ngủ gật, lơ mơ; chữ viết càng về sau càng nhỏ dần, mất nét, khó đọc, nguệch ngoạc. Về sau các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn, nổi bật là hơi thở có mùi amoniac, nặng hơn có thể gây hôn mê, mất nhận thức.
Hiện nay, việc điều trị hôn mê gan còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cách tốt nhất là ăn uống và sinh hoạt hợp lý, điều trị tích cực các bệnh lý về gan, đặc biệt cần bảo vệ gan từ tận gốc thông qua cơ chế khoa học kiểm soát tế bào Kupffer để giữ cho lá gan luôn được khỏe mạnh, tránh dẫn tới hôn mê gan.
Giãn tĩnh mạch thực quản: Giãn tĩnh mạch thực quản do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường xảy ra ở những người mắc bệnh gan. Khi gan suy yếu, xuất hiện các mô sẹo khiến dòng chảy của máu đến gan bị chậm lạị, làm tăng áp lực máu tại tĩnh mạch cửa, dẫn đến tăng áp lực và giãn tĩnh mạch tại thực quản. Tĩnh mạch thực quản bị giãn, có thể dẫn đến vỡ, gây chảy máu lượng nhiều đe dọa tính mạng người bệnh gan.
Bệnh gan ở giai đoạn cuối có thể gây giãn tĩnh mạch, khiến bệnh nhân nôn ra máu.
Giãn tĩnh mạch thực quản thường chỉ được nhận biết khi bệnh nhân bị tiêu phân đen, nôn ra máu. Nếu lượng máu mất đi quá nhiều dẫn đến sốc và có thể gây tử vong. Vì thế, khi đã được chẩn đoán mắc bệnh gan, bệnh nhân cần tuân theo phát đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời kiểm soát tốt hoạt động của tế bào Kupffer để tăng hiệu quả điều trị bệnh, giảm nguy cơ biến chứng.
Hội chứng gan phổi: cơ chế bệnh sinh của hội chứng này là do việc tăng sản xuất quá mức hoặc giảm thanh thải ở gan các yếu tố giãn mạch trên những bệnh nhân suy gan cấp hoặc mạn tính giãn mạch máu phổi, hậu quả là gây thiếu oxy trong máu động mạch. Khi bệnh gan tiến đến giai đoạn cuối hậu quả là làm giảm khả năng thanh thải độc chất, đưa vào hệ tuần hoàn các yếu tố gây giãn mạch như nitric oxide, glucagon, peptide kích hoạt calcitonine, peptide gây giãn mạch ở ruột, và nhất là giãn mạch phổi dẫn đến thiếu ôxy máu.
Biểu hiện điển hình của hội chứng gan phổi là bệnh nhân cảm thấy khó thở ngay cả khi được nghỉ ngơi. Triệu chứng sẽ nặng hơn khi người bệnh ở trong tư thế đứng thẳng, vì khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng, áp suất oxy trong máu động mạch giảm. Ngoài ra, trên da của bệnh nhân mắc bệnh gan lâu năm còn xuất hiện các mạch máu li tết kết tỏa thành hình mạng nhện, móng tay có hình dùi trống, da thường bị xanh, tím tái do thiếu oxy nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc điều trị biến chứng gan phổi bằng thuốc hiện nay không có kết quả cải thiện, bệnh nhân phải thở ôxy hoặc ghép gan.
Hãy cẩn thận khi người mắc bệnh gan thường hay bị khó thở.
Để phòng hội chứng gan phổi, người mắc bệnh gan cần được thăm khám và điều trị sớm để ngăn không cho bệnh gan tiến triển. Với những người khỏe mạnh, cần nâng cao ý thức bảo vệ gan, chủ động chống độc cho gan nhờ những sản phẩm có tính chuyên biệt giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gan, chẳng hạn như Wasabia và S. Marianum để phòng ngừa các bệnh gan nguy hiểm (như gan nhiễm mơ, viêm gan, xơ gan), giảm biến chứng gan phổi. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, cần ý thức nâng cao sức khỏe toàn diện như hạn chế thức ăn nhiều chất béo, đường, ngọt; cẩn thận với thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại; duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý…