Trào ngược dạ dày là căn bệnh mới được gọi tên khoảng 30 năm trở lại đây. Bệnh rất phổ biến nhưng lại ít người biết đến mà thường nhầm lẫn sang nhiều bệnh lý khác như: viêm dạ dày, viêm họng, đau tim…
Trào ngược dạ dày là một căn bệnh liên quan đến đường tiêu hoá. Trường Đại học Gastroenterology, Mỹ cho biết, ít nhất 15 triệu người dân tương đương 20% dân số phải đối mặt với căn bệnh này.
Trào ngược dạ dày là căn bệnh mới được gọi tên khoảng 30 năm trở lại đây. Bệnh rất phổ biến nhưng lại ít người biết đến mà thường nhầm lẫn sang nhiều bệnh lý khác như: viêm dạ dày, viêm họng, đau tim…
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY LÀ GÌ
Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng khi axit dạ dày thường xuyên và liên tục chảy vào đường ống vận chuyển thực phẩm đến dạ dày (thực quản). Axit khi đến thực quản sẽ gây ra chứng ợ nóng, tổn thương mô và một số triệu chứng khác.
Hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra với người bệnh ít nhất 1 lần/tuần và nhiều hơn nữa đối với những người bệnh nặng.
Hầu hết mọi người đều có thể kiểm soát sự khó chịu mà căn bệnh mang lại bằng cách thay đổi lối sống hoặc mua thuốc không cần kê đơn của bác sĩ. Nhưng đối với những trường hợp mắc bệnh nặng, bệnh nhân cần thuốc mạnh hơn và sự can thiệp của bác sĩ, thậm chí là phẫu thuật.
Khi bạn nuốt, một vòng tròn cơ quanh đáy thực quản (còn gọi là cơ vòng thực quản dưới) sẽ co giãn để cho thức ăn và chất lỏng chảy vào dạ dày. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cơ vòng sẽ đóng lại.
Nếu cơ vòng bị giãn ra, tức là đang suy yếu dần, thì axit trong dạ dày có thể chảy ngược trở lại thực quản của bạn, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
NGUYÊN NHÂN GÂY TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
Nguyên nhân phổ biến khiến cơ vòng thực quản dưới suy giảm chức năng là: ăn quá nhiều, nằm sau khi ăn, ăn các thực phẩm đặc biệt,…
Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc chứng trào ngược dạ dày gồm:
– Những người thừa cân, béo phì
– Phụ nữ mang thai
– Những người chịu ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc như thuốc hen suyễn, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,…
– Những người hút thuốc chủ động và thụ động
TRIỆU CHỨNG BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
Triệu chứng chính của trào ngược dạ dày là ợ nóng, thường là sau khi ăn và tình trạng xấu đi vào ban đêm. Tuy ợ nóng là triệu chứng phổ biến nhất, nhưng có những người không bị ợ nóng mà gặp phải những trường hợp như:
– Tức ngực
– Khó nuốt
– Cảm giác có khối u trong cổ họng
– Buồn nôn
– Hơi thở hôi
– Các vấn đề về đường hô hấp
– Ngủ không sâu
Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày có thể trở nặng và biến chứng sang những căn bệnh khác như:
– Viêm thực quản
– Hẹp thực quản: Thực quản trở nên hẹp, cản trở việc nuốt thức ăn.
– Thực quản Barrett: Các tế bào làm lớp lót thực quản biến đổi thành các tế bào tương tự như ở thành ruột, có thể phát triển thành ung thư.
– Các vấn đề về hô hấp: Khi hít phải axit dạ dày vào phổi, có thể gây ra nhiều vấn đề như nghẽn ngực, khàn giọng, hen suyễn, viêm thanh quản, viêm phổi,…
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
Trào ngược dạ dày thường được điều trị bằng thuốc trước khi sử dụng những biện pháp can thiệp mạnh khác.
Thuốc
Thuốc ức chế bơm proton là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân mới mắc bệnh trào ngược dạ dày. Nó có tác dụng làm giảm lượng axit do dạ dày sản xuất. Một số loại thuốc khác gồm có:
– H2 blockers: Giúp giảm sản xuất axit
– Antacids: Chống lại axit trong dạ dày bằng các hoá chất kiềm. Tác dụng phụ có thể bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón.
– Prokinetics: Giúp dạ dày tiêu hoá nhanh hơn. Tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, lo lắng, …
– Erythmycin: Một loại kháng sinh giúp dạ dày nhanh rỗng.
Phẫu thuật
Chỉ khi nỗ lực thay đổi lối sống và các loại thuốc hỗ trợ không có tác dụng như mong muốn, thì các bác sĩ chuyên khoa mới cân nhắc đến lựa chọn phẫu thuật. Có 2 phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật chính là:
– Fundoplication: Bác sĩ phẫu thuật sẽ khâu phần trên của dạ dày, bao quanh thực quản. Điều này làm tăng áp lực cho phần dưới của thực quản, thường thành công trong việc làm giảm trào ngược.
– Nội soi: Đây là một loạt các thủ tục bao gồm khâu nội soi, sử dụng các mũi khâu để thắt chặt cơ vòng và tần số vô tuyến, sử dụng nhiệt để tạo ra các vết bỏng nhỏ, giúp làm chặt cơ vòng.
PHÒNG NGỪA BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY
Chỉ cần thay đổi lối sống và một số thói quen có hại là bạn đã có thể giảm nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày.
– Ăn với liều lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều
– Không ăn trước khi ngủ khoảng 2-3 tiếng
– Hạn chế hoặc không hút thuốc
– Không mặc quần áo bó sát bụng
– Ngủ với tư thế đầu cao hơn thân
– Nếu bị thừa cân, giảm cân cũng ngăn ngừa căn bệnh này
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý những thực phẩm có thể gây ra hoặc khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn như thực phẩm cay, sô cô la, bạc hà, cà phê, sản phẩm chứa cà chua, đồ uống có cồn.
Ngoài ra cần bổ sung các thực phẩm sau để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày: các loại đỗ, bánh mì, gừng, dưa hấu, bột yến mạch, sữa.