Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và nguyên nhân mắc bệnh. Các biểu hiện của bệnh viêm phổi do vi khuẩn thường bắt đầu nhanh hơn so với viêm phổi do virut.
Có hơn 150 triệu trẻ em mắc bệnh viêm phổi mỗi năm. Vì thế các bậc phụ huynh cần tuyệt đối nâng cao cảnh giác.
Viêm phổi là biến chứng của các bệnh khác mà điển hình chính là bệnh cúm – căn bệnh mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Nếu như không có những kiến thức về viêm phổi, chúng ta sẽ khó có sự đề phòng.
VIÊM PHỔI LÀ GÌ?
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở 1 hoặc cả 2 phổi. Căn bệnh này có thể do vi khuẩn, virut, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Ở trẻ em thì virut là nguyên nhân chủ yếu.
Thông thường, đường hô hấp trên (mũi và họng) bị nhiễm trùng và sau đó dẫn đến viêm phổi. Nhiễm trùng làm cho dịch lỏng ứ đọng trong phổi gây khó thở.
Vật thể như thức ăn hay acid từ dạ dày khi bị hít vào phổi cũng có thể gây viêm phổi.
NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ
Tác nhân gây viêm phổi ở trẻ thường do virus, vi khuẩn hoặc cả hai. Những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus, ở những trẻ lớn hơn thì thường do vi khuẩn. Có khoảng 16-30% trường hợp mà nguyên nhân gây bệnh viêm phổi là do cả virus và vi khuẩn.
Có những yếu tố khiến cho một số trẻ dễ mắc bệnh hơn những trẻ khác như:
– Trẻ sinh non;
– Hít nhiều khói thuốc lá;
– Suyễn hoặc các chứng rối loạn di truyền, chẳng hạn như thiếu hồng cầu;
– Các khuyết tật về tim, như khuyết tật vách ngăn tâm thất (VSD), hay tâm nhĩ (ASD);
– Hệ miễn dịch yếu, thiếu dinh dưỡng.
TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ
Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và nguyên nhân mắc bệnh. Các biểu hiện của bệnh viêm phổi do vi khuẩn thường bắt đầu nhanh hơn so với c.
c có thể gặp bất cứ triệu chứng nào dưới đây:
– Sốt hoặc ớn lạnh;
– Ho;
– Hụt hơi hoặc khó thở;
– Đau ngực khi ho hoặc thở sâu;
– Đau bụng gần xương sườn;
– Chán ăn;
– Khóc nhiều hay bực bội hơn bình thường;
– Môi, móng tay hoặc móng chân xanh nhợt, tái;
Bạn nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu trẻ gặp các biểu hiện sau:
– Trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt;
– Trẻ khóc mà không có nước mắt; chóng mặt; khô miệng hoặc môi nứt; đi tiểu ít hơn bình thường;
– Đốm nhạt ở đỉnh đầu nếu trẻ nhỏ hơn 1 tuổi;
– Lỗ mũi trẻ rộng hơn khi bé thở;
– Da giữa hai xường sườn và xung quanh cổ bị kéo thắt vào theo từng hơi thở;
– Thở khò khè, thở ra tiếng to;
– Trẻ thở nhanh:
+ Hơn 60 lần trong 1 phút đối với trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi.
+ Hơn 50 lần trong 1 phút đối với em bé từ 2 – 12 tháng tuổi.
+ Hơn 40 lần trong 1 phút đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi.
+ Hơn 20 lần trong 1 phút đối với trẻ lớn hơn 5 tuổi.
CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ
Khi bác sĩ kiểm tra và nghe phổi của trẻ, hãy cung cấp cho họ thêm thông tin về các điều kiện sức khoẻ khác của con. Trẻ có thể cần thực hiện một trong những thủ tục sau:
– X-quang ngực: có thể tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng trong phổi của trẻ.
– Xét nghiệm máu: xác định bệnh gây ra bởi nhiễm trùng hay vi khuẩn.
– Lấy mẫu chất nhầy để kiểm tra loại vi trùng gây bệnh. Nó có thể giúp các bác sĩ lựa chọn loại thuốc tốt nhất để điều trị nhiễm trùng.
– Phép đo oxy Pulse đo lượng oxy trong máu của trẻ.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ
Nếu mức độ bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ ở lại bệnh viện để điều trị. Những triệu chứng mà các mẹ cần để con ở lại bệnh viện: khó thở, mất nước, sốt cao, và thiếu oxy.
Thuốc Acetaminophen có thể dùng trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ để giảm đau và sốt. Hãy hỏi kĩ dược sĩ về số lượng thuốc cần uống và lúc dùng. Đọc thành phần của các loại thuốc khác con bạn đang dùng xem chúng có chứa acetaminophen không. Cần lưu ý khi dùng loại thuốc này bởi nó có thể gây tổn hại gan nếu uống không đúng cách.
Ngoài ra cần phải chú ý giảm bớt tình trạng bệnh bằng các biện pháp:
– Để trẻ nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt.
– Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về liều lượng và loại nước phù hợp.
– Sử dụng máy tạo sương để tăng độ ẩm không khí trong nhà. Điều này có thể giúp bé dễ thở hơn và giảm ho.
PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ
– Tránh để trẻ hít khói thuốc lá;
– Cho trẻ tiêm phòng;
– Rửa tay cho trẻ sạch sẽ và thuường xuyên với xà phòng. Tránh để trẻ ăn, uống chung với đứa trẻ khác;
– Giữ trẻ cách xa với những bé đã nhiễm bệnh hay có triệu chứng.