Bạn phải phân biệt nguyên nhân đi tiểu đêm do ảnh hưởng từ bên ngoài hay từ bên trong cơ thể bạn. Nếu bạn thức giấc vì bất cứ lí do nào mà không liên quan đến bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh thì việc đi tiểu đêm không có gì đáng lo lắng. Nhưng nếu buồn tiểu là lí do khiến bạn thức giấc thì bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám bệnh ngay.
Nếu bạn không trên 70 tuổi, không phải phụ nữ mang thai, thì đi tiểu đêm nhiều đang cảnh bảo tình trạng sức khỏe cơ thể của bạn.
Tiểu đêm rất hay gặp ở cả người trẻ lẫn người cao tuổi, điều này ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Nhưng ít người biết rằng hiện tưởng đi tiểu nhiều vào ban đêm đang cảnh báo những nguy cơ bệnh tật đối với sức khỏe của bạn.
Bạn phải phân biệt nguyên nhân đi tiểu đêm do ảnh hưởng từ bên ngoài hay từ bên trong cơ thể bạn. Nếu bạn thức giấc vì bất cứ lí do nào mà không liên quan đến bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh thì việc đi tiểu đêm không có gì đáng lo lắng. Nhưng nếu buồn tiểu là lí do khiến bạn thức giấc thì bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám bệnh ngay.
1. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
Nhiều người có thói quen uống nhiều nước trước khi đi ngủ mà không nhận ra rằng việc này khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Bạn nên ngừng uống nước khoảng 2 tiếng trước giờ đi ngủ và trước khi bước lên giường để đi ngủ, bạn nên đi vệ sinh để có giấc ngủ trọn vẹn. Thực hiện như vậy mà bạn vẫn đi tiểu đêm thì bạn nên đi đến bác sĩ kiểm tra.
2. Thiếu hormone chống lợi tiểu
Trong cơ thể có một loại hormone có tác dụng chống lợi tiểu. Và tuổi tác khiến cơ thể bạn bị mất dần loại hormone này. Hormone này giúp cơ quan thận kiểm soát lượng nước tiểu. Bạn sẽ càng đi tiểu nhiều hơn nếu như lượng hormone chống lợi tiểu ngày càng ít đi. Sự giảm sút lượng hormon tự nhiên này thường bắt đầu ở tuổi 40, và diễn biến nghiêm trọng hơn ở tuổi 60 hoặc 70.
3. Bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay xảy ra ở phụ nữ hơn là đối với nam giới. Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn có thể gặp phải những dấu hiệu đi kèm khác như nóng, rát hoặc khó chịu trong người. Tổn thương ở đường tiểu làm cho bạn mắc tiểu liên tục, ngay cả ban đêm.
4. Chân bị phù nề
Khi chân bị phù nề, sưng tấy do chất lỏng trong cơ thể tích tụ dưới chân sẽ chuyển dần vào bàng quan khi bạn nằm xuống, khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần khi đi ngủ. Để cải thiện tình trạng này, vài tiếng trước khi đi ngủ, bạn nên kê chân cao lên. Điều này làm cho chất lỏng ở dưới chân chuyển dịch dần lên bàng quang và khiến bạn có thể đi tiểu trước khi đi ngủ.
5. Bị bệnh tiểu đường hoặc tiền đái tháo đường
Nếu như bạn đang bị bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, cơ thể có nhu cầu đào thải lượng đường trong máu thông qua nước tiểu. Chính vì vậy, lượng nước tiểu sẽ tăng lên để giảm lượng đường trong máu.
Vì lý do này mà bạn hay thức giấc để đi tiểu vào ban đêm. Đặc biệt, nếu bạn luôn cảm thấy khát nước mặc dù đã uống rất nhiều nước – đó là một triệu chứng cảnh báo đường máu của bạn có vấn đề.
6. Sa bàng quang
Cơ, dây chằng, và các mô liên kết giúp tạo thành sàn chậu phụ nữ cũng hỗ trợ nâng đỡ bàng quang và các cơ quan khác của cơ thể. Tuy nhiên, trải qua quá trình sinh con hoặc đến độ tuổi lão hóa, sàn xương chậu có thể yếu đi, không còn vững chắc như cũ. Do đó, bàng quang bị trượt hoặc sa xuống, sàn xương chậu tạo áp lực đè lên bàng quang khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần.
Để cải thiện tình trạng trên, nên tập các bài tập có tác dụng giúp săn chắc cơ âm đạo, tăng sự đàn hồi các cơ liên kết, độ vững chắc của xương chậu và trị chứng tiểu đêm hiệu quả.
Đi tiểu đêm nhiều là dấu hiệu của bệnh và trên đây là những lưu ý bạn không được bỏ qua. Hãy quan tâm và chú ý tới sức khỏe của bản thân. Nếu bạn không biết nguyên nhân chính xác từ đâu, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.