Rối loạn tiêu hóa nên và không nên ăn gì ?

Người bệnh không nên uống sữa tươi vì dễ gây tiêu chảy, thay vào đó nên sử dụng sữa chua, chuối già và khoai lang để bổ sung kalium và vitamin B6.

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và những thay đổi trong đại tiện. Khi bị rối loạn tiêu hóa người bệnh phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống vì nó có thể dẫn đến triệu chứng bớt hay càng nặng thêm của bệnh.

Khi bị rối loạn tiêu hóa người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây khi ăn uống:

Nếu bị tiêu chảy nên cung cấp nước và chất điện giải chủ yếu là kalium, vì khi bị tiêu chảy khoáng tố này dễ dàng bị thất thoát. Uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Cũng có thể thay thế bằng nước khoáng có nhiều kali và magie thì càng tốt.

Ăn trứng luộc hoặc cá biển nên ăn 3 lần/tuần để cung cấp sinh tố D. Đây là chất có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, nếu thiếu C vitamin, các vết loét li ti trên niêm mạc ruột khó lành. Do vậy bạn nên bổ sung vitamin C giúp làm êm dịu đường ruột bằng cách ăn nhiều trái cây.

Người bệnh không nên uống sữa tươi vì dễ gây tiêu chảy, thay vào đó nên sử dụng sữa chua, chuối già và khoai lang để bổ sung kalium và vitamin B6.

Người bị rối loạn tiêu hóa nên ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gia cầm vì các loại thịt này vừa dồi dào đạm vừa là nguồn cung cấp ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.

Đâu là thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bạn, đồng thời giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa:

Sữa chua: Cung cấp các vi khuẩn lành mạnh, bổ sung men tiêu hóa và dinh dưỡng cho cơ thể.

sua chua khong dong nguyen nhan va cach giai quyet 4 1913223 Rối loạn tiêu hóa nên và không nên ăn gì ?

Ảnh minh họa

Thịt nạc và cá là các loại thịt trắng cung cấp đạm cho cơ thể thay thế cho thịt đỏ giàu chất béo hơn khiến cho khó tiêu hoá.

Chuối là loại quả có tác dụng giúp hồi phục chức năng tiêu hóa và khôi phục chất điện giảu và kali bị mất khi tiêu chảy.

Gừng được sử dụng rất lâu giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa, say tàu xe, đầy hơi, đau bụng, ăn không ngon…

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mỳ, yến mạch, gạo lứt cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *