Cận thị là một bệnh về mắt khá phổ biến và ngày càng gia tăng trong xã hội, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Cận thì mặc dù không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng nó khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong học tập cũng như làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cận thị khá đa dạng. Vì thế cần phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị sớm để có thể giảm độ nặng của bệnh nhất là hạn chế nguy cơ gây nên cận thị tiến triển.
Để làm rõ được điều này, cùng y học việt nam tìm hiểu các nguyên nhân của bệnh cận thị để có các biện pháp phòng tránh tốt nhất.
Cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, do nhãn cầu của mắt bị dài ra, các tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vị phải hội tụ tại đúng võng mạc, chính điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không thể nhìn rõ các vật ở xa.
Nguyên nhân gây bệnh cận thị
Do yếu tố di truyền: Nếu như trong gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 điop trở lên, khả năng trẻ bị cận thị di truyền là 100%.
Do trẻ bị sinh non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng thấp: Những trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên, trẻ sinh ra có cân nặng thấp đều là nhóm đối tượng có khả năng cao bị cận thị khi đến tuổi thiếu niên.
Trẻ thường bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít: Trẻ bị thiếu ngủ hay ngủ quá ít đều rất dễ mắc cận thị từ sớm.
Trẻ ngồi học không đúng tư thế hoặc có thói quen đọc sách cúi gằm mặt không đúng khoảng cách hay không đủ ánh sáng đều có nguy cơ bị cận thị cao hơn so với các trẻ khác.
Trẻ xem tivi nhiều và ngồi gần tivi với khoảng cách dưới 3m