Chức năng tiêu hóa kém, có biểu hiện ợ chua kiên tục: Có tới gần 70% bệnh nhân bị ung thư dạ dày có biểu hiện rõ ràng này và chúng là lời cảnh báo sớm nhất của bệnh.
Việt Nam đã trở thành đất nước thuộc nhóm đứng thứ 2 thế giới về tỉ lệ mắc bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Dưới đây là những dấu hiệu ung thư dạ dày để bạn có thể sớm nhận biết và điều trị kịp thời.
Biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Chức năng tiêu hóa kém, có biểu hiện ợ chua kiên tục: Có tới gần 70% bệnh nhân bị ung thư dạ dày có biểu hiện rõ ràng này và chúng là lời cảnh báo sớm nhất của bệnh.
Hơi thở ra nóng, không còn tâm trạng ăn uống: Tình trạng hô hấp không thay đổi gì nhưng có cảm giác hơi thở nóng ấm như khi bị sốt. Cả khi đói bụng cũng không muốn đụng đến thức ăn. Trở nên ghét nhưng món có nhiều mỡ, thậm chí là thịt nạc.
Có biểu hiện nôn sau khi ăn xong: Mới đầu người bệnh chỉ có cảm giác khó chịu, buồn nôn những về sau những món không yêu thích hoặc món nhiều dầu mỡ ăn vào sẽ bị nôn ngay.
Những cơn đau bụng không ngớt: vị trí bị đau nhiều nhất đó là thượng vị, bị đau bất cứ lúc nào, hoàn toàn không có dấu hiệu cũng như chu kì cố định.
Cân nặng giảm sút đáng kể: trước đó bệnh nhân bị mất cảm giác thèm ăn, cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng, rất hay trong tình trạng uể oải, làm việc kém năng suất là những biểu hiện của ung thư dạ dày.
Có dấu hiệu bị thiếu máu: khi bị ung thư dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu trong gây mất máu. Hậu quả là bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, da tái nhợt, hay bị hoa mắt, tinh thần uể oải, sức lực kém.
Dấu hiệu ung thư dạ dày khi đã chuyển sang giai đoạn muộn
Bị đau bụng quằn quại: nếu trước đây bị đau bụng có thể nhờ cậy đến thuốc giảm đau nhưng ở giai đoạn này thuốc không còn nhiều tác dụng. Không chỉ vậy cơn đau dữ dội cũng kéo dài hơn hẳn so với trước.
Bị chảy máu dạ dày nghiêm trọng hơn: biểu hiện bên ngoài như cơ thể gầy gò, ốm yếu da bợt màu, khi nôn không chỉ có thức ăn mà còn kèm theo máu, đi đại tiện phân có dính nhiều máu hơn, mùi rất khó chịu vì máu phân hủy. Tình trạng xuất huyết này cần được ngăn chặn sớm nếu không có thể làm hại đến tính mạng bệnh nhân. Tế bào ung thư lây lan rộng, cơ chế trao đổi chất bị đảo lộn, đường môn vị bị tắc nghẽn hoặc bị thủng.
Khám thấy khối u vùng thượng vị: thường ở trên hoặc ngang rốn (có thể thấy ở dưới rốn nếu dạ dày sa) u rắn chắc, nổi rõ sau bữa ăn, di động ít nhiều sang trái, phải di động theo nhịp thở lên xuống. Tính di động không còn nếu K dính vào tạng lân cận (do K lan tràn).
Dấu hiệu hẹp môn vị, thủng dạ dày: bụng co cứng, mất vùng đục trước gan, choáng, nôn máu, ỉa phân đen.
Ảnh minh họa
Làm thế nào để phòng tránh ung thư dạ dày?
Hạn chế ăn đồ muối: Các thực phẩm như cá muối, dưa cà muối tuy rất tiện lợi và dễ ăn nhưng chúng lại chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư.
Hạn chế đồ hun khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ được chế biến dưới nhiệt độ cao: Thịt hun khói cũng như các đồ nướng, chiên xào thường được chế biến với nhiệt độ cao, thậm chí là chế biến với loại dầu ăn tái sử dụng nhiều lần có chứa có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Tuy rất hấp dẫn nhưng bạn không nên ăn hoặc ăn ít các loại đồ ăn này.
Không ăn những thực phẩm nấm mốc: Trong thời gian gần đây chúng ta chứng kiến rất nhiều ca bị ngộ độc hoặc tử vong do ăn thực phẩm bị mốc.Một số loại thực phẩm mốc như gạo, ngô, đậu phộng có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc, bạn cần loại bỏ ngay những thực phẩm này nếu phát hiện nghi vấn.
Không hút thuốc lá, rượu bia: Hút thuốc lá và nghiện rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Vì vậy loại bỏ những thứ này ra khỏi cuộc sống của bạn chính là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư.
Ăn nhiều rau quả tươi: Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào. Tăng cường vitamin A, B, E giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và phòng tránh ung thư hiệu quả.