Những cách sơ cứu đơn giản khi bị đứt tay

Dùng khăn mềm sạch hoặc giấy khô lau khô vùng nước ẩm xung quanh vết thương. Bạn không nên lau trực tiếp lên vết thương vì điều đó sẽ làm bạn đau đớn. Việc lau khô xung quanh vết thương là để bước sau dính băng dễ dàng hơn.

Đứt tay là một vấn đề mà mọi người thường gặp phải, đặc biệt là các bà nội trợ thường xuyên nấu nướng. Để ngăn chặn nguy cơ chảy nhiều máu hoặc nhiễm trùng, bạn cần thuộc lòng ngay 5 bước sơ cứu khi bị đứt tay đơn giản sau:

Bước 1: Rửa tay sạch lại bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch

Điều đầu tiên bạn nên làm sau khi bị đứt tay là phải rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ vi trùng đang ở trong hoặc bám xung quanh vết thương, đảm bảo vết thương sạch sẽ và an toàn nhất.

Bất kỳ loại xà phòng nào, kể cả không phải xà phòng diệt khuẩn vẫn có khả năng giết chết các loại vi khuẩn khác nhau.

aid1312574 v4 728px heal a cut in your nose step 10 version 2 15147387 Những cách sơ cứu đơn giản khi bị đứt tay

Ảnh minh họa

Lưu ý, bạn không nên thổi vào vết thương dù nó có thể khiến bạn dễ chịu vì sẽ làm nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng.

Bước 2: Lau khô khu vực xung quanh vết thương

Dùng khăn mềm sạch hoặc giấy khô lau khô vùng nước ẩm xung quanh vết thương. Bạn không nên lau trực tiếp lên vết thương vì điều đó sẽ làm bạn đau đớn. Việc lau khô xung quanh vết thương là để bước sau dính băng dễ dàng hơn.

Bước 3: Bóp động mạch chính trong trường hợp máu chảy quá nhiều

Nếu máu không ngừng chảy với áp lực trực tiếp, hãy ấn vào động mạch cung cấp máu đến khu vực của vết thương. Điểm áp lực của cánh tay là bên trong của cánh tay ngay trên khuỷu tay và ngay dưới nách. Điểm áp lực của chân là phía sau đầu gối và ở háng. Giữ ngón tay phẳng lên vị trí cần bóp mạch, bàn tay kia tiếp tục tạo áp lực trên các vết thương.

Bước 4: Bôi thuốc làm lành vết thương

Bôi một chút thuốc mỡ có tác dụng sát trùng và làm dịu vết thương và làm lành vết thương nhanh hơn vào chỗ bị thương.

Với những vết thương nhỏ như đứt tay, cào xước… thì kem đánh răng là sự lựa chọn hiệu quả. Trong kem có các thành phần làm se da, làm dịu mát da của bạn, vì thế bôi kem đánh răng lên chỗ bị đứt tay sẽ cầm được máu và giảm đau xót chỗ vết thương vô cùng hữu hiệu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy 1 viên đá lạnh trong tủ lạnh để chườm trực tiếp lên vết thương, đá có tác dụng làm các mao mạch xung quanh vết thương co lại, giúp máu ngừng chảy tức thì.

Bước 5: Băng vết thương

Băng lại vết thương sẽ làm cho vết thương không có nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn nên đặt băng cẩn thận trên vết thương và phải chắc chắn rằng phần đệm của băng dán nằm bao trọn vết thương để đảm bảo vi trùng không có cơ hội thâm nhập. Sau đó dùng tay nhẹ nhàng dán băng lại cho kín.

Với cách làm này, vết thương nhẹ sẽ lành nhanh chóng trong 1-2 ngày. Với vết thương nặng, dài ngày, bạn cần thay băng dán ngày 1 lần và đảm bảo giữ vệ sinh khu vực này sạch sẽ, an toàn nhất.

Lưu ý: Không nên băng quá chặt khiến cho vết thương bị bó buộc trong môi trường chật chội dễ sinh ra vi khuẩn. Việc băng vết thương quá chặt còn làm cho vùng đó bị bó chặt nên tuần hoàn máu kém, dẫn đến thâm tím, nặng hơn còn mất đi cảm giác và hoại tử. Dù băng kín nhưng bạn vẫn phải chú ý vệ sinh và thay băng hàng ngày để vết thương được khô thoáng và sạch sẽ nhé.

Nếu vết thương quá sâu, chảy máu nhiều, gây đau đớn, bạn phải chú ý vệ sinh và sơ cứu ban đầu sau đó băng bó rồi đưa đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của vết thương và chỉ định xem có cần khâu vết thương hay không. Bởi có những vết thương phải khâu mới có thể đảm bảo an toàn. Sau khi khâu vết thương phải tuân thủ nghiêm ngặt quá trình chăm sóc, vệ sinh để vết thương nhanh khỏi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *