Nếu có những dấu hiệu sau, hãy nghĩ rằng chứng hen suyễn đang rình rập bạn.
Nghiên cứu của Đại học Stanford cho thấy, bệnh hen suyễn bắt nguồn từ sự kết hợp cả các yếu tố di truyền và môi trường.
Tỷ lệ mắc hen suyễn ngày càng tăng trên thế giới. Tại sao lại như vậy? Đây quả thực là một câu hỏi phức tạp. Có lúc, các chuyên gia nghĩ rằng, do ám ảnh thái quá về sự sạch sẽ và kháng khuẩn mà môi trường sống và làm việc của chúng ta đã bị khử trùng quá mức, khiến cơ thể và phổi chúng ta giảm thiểu sức đề kháng trước những kích thích nhỏ. Nhưng nghiên cứu của Đại học Stanford cho thấy, bệnh hen suyễn bắt nguồn từ sự kết hợp cả các yếu tố di truyền và môi trường.
Bác sĩ Chitra Dinakar, giảng viên dược tại Đại học Stanford kiêm người phát ngôn của American College of Allergy, Asthma and Immunology giải thích: “Bệnhhen suyễn vô cùng phức tạp. Cách nó biểu hiện hay diễn tiến của nó rất đa dạng và không dễ gì để xác định”.
Nếu có những dấu hiệu sau, hãy nghĩ rằng chứng hen suyễn đang rình rập bạn.
1. Bạn ho khi cười
Ho khi cười có thể là dấu hiệu cảnh báo hen suyễn (Ảnh minh họa)
Hoặc ho vào buổi tối, ho trong lúc tập luyện thể dục thể thao. Những dạng ho này đều có liên quan tới hen suyễn. Nhưng nó cũng không loại trừ các chứng bệnh hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu bạn cũng bị khó thở hoặc những triệu chứng kể trên, hen suyễn có thể là thủ phạm.
2. Các vấn đề hít thở của bạn có vẻ liên quan tới tình trạng dị ứng
Nhiều yếu tố gây dị ứng kinh điển cũng là tác nhân gây hen suyễn. Nếu bạn có vấn đề về hít thở sau khi chơi đùa với mèo hoặc một số động vật khác hay do phấn hoa – nhất là nếu bạn có những triệu chứng dị ứng khác như hắt hơi hay cộm mắt – đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang phải đối phó với hen suyễn.
3. Những yếu tố khác có vẻ như đã kích hoạt các triệu chứng của bạn
Cùng với yếu tố gây dị ứng nói trên, “khói thuốc lá và không khí lạnh hoặc khô cũng là yếu tố gây hen suyễn thường gặp” – theo bác sĩ Dinakar. Ngoài ra, nếu rắc rối về hít thở của bạn có vẻ tăng nặng bất cứ khi nào bạn đi làm, tới một địa điểm cụ thể, đó là báo động đỏ cho thấy bạn đang bị chứng hen suyễn do kích thích môi trường. Bác sĩ Dinakar đề cập tới trường hợp thợ làm bánh bị hen suyễn sau khi hít thở men bánh mì trong nhiều năm.
4. Bạn bị hen suyễn khi còn nhỏ
Thông thường, người lớn bị hen suyễn lúc nhỏ cũng đã mắc phải chứng bệnh này. Trong nhiều trường hợp, những người này đã học cách tránh một số tác nhân hoặc hành vi gây bệnh nhất định và vì thế, họ không phải chịu đựng triệu chứng bệnh trong một thời gian. Nhưng sau đó, họ tưởng rằng mình đã khỏi hen suyễn và bắt đầu cơ chế tập luyện cường độ cao hoặc gặp gỡ những người hút thuốc lá. Rốt cuộc, triệu chứng hen suyễn trở lại.
Vì vậy, nếu bạn từng bị hen suyễn khi còn nhỏ và đã trải nghiệm những triệu chứng điển hình của bệnh, khả năng cao những vấn đề về hít thở hiện nay của bạn có nguyên do từ hen suyễn.
5. Bạn phát ra tiếng khò khè khi thở ra nhưng lại không bị sao khi hít vào
Bác sĩ Dinakar cho biết, rất dễ bị nhầm lẫn giữa thở khò khè do hen suyễn với một chứng bệnh tương tự có tên thở rít – đây là một dạng khi thở phát ra tiếng động lớn hay ngực bị sung huyết có thể báo hiệu một số tình trạng bệnh lý hô hấp như . “Thở rít thường gây ra do tắc ngạt mũi và dịch nhày trong ngực”, bác sĩ Dinakar lý giải. Một cách để phân biệt là: Thở khò khè do hen suyễn có xu hướng tạo âm thanh âm vực cao, rất dễ gây chú ý khi bạn thở ra. Trong khi đó, thở rít tạo âm thanh như bị tắc nghẹn lúc hít vào.
6. Dùng máy xông không có tác dụng gì
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên. Nhưng nếu bạn có một dụng cụ xông khi bị hen suyễn và nó giúp làm dịu rắc rối về hít thở thì có khả năng bạn đang phải đương đầu với căn bệnh này. Một số bệnh nhân để ý thấy họ không có phản ứng tốt khi sử dụng dụng cụ xông hen suyễn nhưng không phải lúc nào họ cũng nghĩ, nên báo cho bác sĩ biết. Rất nhiều chứng bệnh có triệu chứng liên quan tới hô hấp, bác sĩ Dinakar khẳng định. Nếu dụng cụ xông không giúp ích gì cho bạn, có thể hen suyễn không phải vấn đề của bạn.
Lưu ý: Bác sĩ Dinakar nhấn mạnh rằng, phân biệt hen suyễn với các chứng bệnh hô hấp khác không hề dễ dàng. Nếu bạn gặp rắc rối khi hít thở, không thể chủ quan mà gán cho nó bất cứ một căn bệnh nào. Tức ngực hay áp lực ở ngực hoàn toàn có thể là dấu hiệu báo trước một cơn nhồi máu cơ tim. Hãy tới gặp bác sĩ và bạn sẽ biết chính xác điều gì đang xảy ra với mình.
Những biện pháp phòng trị hen suyễn hiệu quả
Tránh tiếp xúc với bụi là điều bạn dễ dàng làm nếu như bạn đang bị hen suyễn. Nguyên nhân gây nên hen suyễn chính là bụi bẩn và ô nhiễm không khí. Nếu như trong môi trường sống của bạn có quá nhiều bụi thì sẽ làm cho bạn ngày càng bị bệnh nặng thêm. Do vậy bạn phải tránh những nơi có bụi thì mới có thể chữa trị hen suyễn hiệu quả.
Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời trở lạnh, chúng ta thường hay mắc những bệnh liên quan đến hô hấp. Suyễn cũng là một trong những bệnh liên quan đến hô hấp. Nếu bạn đang bị hen suyễn, trời trở lạnh thì bạn nên giữ ấm cho cơ thể. Như vậy bạn sẽ giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Khi bị hen suyễn thì hệ miễn dịch của bạn rất yếu, do đó bạn cần nên ăn những thực phẩm có chứa vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch giúp cải thiện tình trạng hen suyễn. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm các khoáng chất để giúp ngăn ngừa những triệu chứng của bệnh hen suyễn.