Trong khi đó, quan niệm dân gian, khi bị bỏng thì không nên chạm vào nước để tránh phồng là một sai lầm nghiêm trọng. Nước có thể giúp vết bỏng hạ nhiệt tại chỗ, khiến tổn thương không ăn sâu vào trong, giảm đau và giảm nguy cơ sốc.
Những viết bỏng được sơ cứu kịp thời đúng lúc sẽ giảm tổn thương. Vì vậy, bạn cần tránh những sai lầm khi chữa bỏng dưới đây nhé.
Sai lầm khi trị bỏng
– Tuyệt đối không được dùng kem đánh răng hoặc các loại thuốc mỡ bôi để đắp lên vết bỏng. Vì điều này sẽ khiến tình trạng bỏng nặng thêm gây khó khăn trong điều trị.
– Khi gặp các trường hợp bị bỏng, tuyệt đối không ngâm vết bỏng bằng nước đá, đá lạnh. Vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ khiến thân nhiệt hạ, gây ra hiện tượng co mạch máu, co cơ, khiến tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn.
– Không nên tự ý dùng các thuốc điều trị vết bỏng khi chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chất của vết bỏng nông hay sâu. Không dùng các loại mỡ trăn, dầu cá, lòng trắng trứng bôi ngay vào vết bỏng vì những chất này rất dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng càng nặng hơn, thậm chí có thể gây sốc bỏng.
– Không nên chọc vỡ các bọng nước bỏng, như vậy sẽ làm vết thương nhiễm trùng nặng hơn. Cẩn thận không làm loét các vết bỏng hay bóc bỏ vòm nốt phồng.
Trong khi đó, quan niệm dân gian, khi bị bỏng thì không nên chạm vào nước để tránh phồng là một sai lầm nghiêm trọng. Nước có thể giúp vết bỏng hạ nhiệt tại chỗ, khiến tổn thương không ăn sâu vào trong, giảm đau và giảm nguy cơ sốc.
Vì vậy khi bị bỏng, chỉ cần ngâm vào nước khoảng 15-20 phút, sau đó dùng băng sạch băng ép lại thì vết bỏng sẽ không bị phồng. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, các bậc phụ huynh nên đặc biệt cẩn thận với các tác nhân có thể gây bỏng cho trẻ. Cần sơ cứu đúng cách càng nhanh càng tốt, sau đó nên đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.