Khi bị đột quỵ có thể khiến hai mắt mờ đi, khiến cho bệnh nhân không nhìn rõ xung quanh hoặc thậm chí là mất thị lực một bên mắt. Biểu hiện này rất khó để người xung quanh phát hiện được, vì vậy người bệnh phải tự chú ý để phát hiện.
Đột quỵ có khả năng đe dọa đến tính mạng con người, nó cũng để lại những di chứng nặng nề và khó khôi phục về sau. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có đủ hiểu biết để nhận biết đột quỵ và cách sơ cứu khi người thân xung quanh bị đột quỵ. Chính vì vậy chúng ta cần trang bị những kiến thức cần thiết để hiểu biết hơn về đột quỵ. Dưới đây là những chia sẻ, hướng dẫn y học để bạn có thể tham khảo.
Khi bị đột quỵ có thể khiến hai mắt mờ đi, khiến cho bệnh nhân không nhìn rõ xung quanh hoặc thậm chí là mất thị lực một bên mắt. Biểu hiện này rất khó để người xung quanh phát hiện được, vì vậy người bệnh phải tự chú ý để phát hiện.
2. Nói lắp bắp, rối loạn diễn đạt
Đột quỵ sẽ khiến người bệnh hiểu lời nói nhưng lại khó tìm được từ ngữ để biểu đạt ý hiểu của bản thân, làm giảm khả năng biểu đạt của bản thân người bệnh, hoặc có biểu hiện là đột ngột nói lắp bắp, nói ngọng.
3. Yếu, tê liệt tay, chân
Một triệu chứng thường gặp khi bị đột quỵ đó là một bên cánh tay hoặc một bên chân yếu dần đi và có cảm giác bị tê liệt. Thường thì phần bên tay hoặc chân bị liệt sẽ nằm bên phía đối diện của vùng não bị đột quỵ.
Trong trường hợp mà bạn không chắc chắn về triệu chứng này, bạn có thể kiểm tra bằng cách cho người bệnh tự mở rộng hai cánh tay trong vòng 10 giây, nếu như một trong hai cánh tay rơi xuống, lúc này người bệnh đang bị yếu cơ và bạn cần phải chú ý đưa người bệnh đi khám bác sĩ.
4. Chóng mặt, mất thăng bằng.
Khi thấy người bệnh có triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, cảm thấy buồn nôn, khó khăn khi phối hợp các động tác tay chân với nhau thì rất có thể đó là dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Tuy nhiên thì biểu hiện này cũng sẽ rất dễ nhầm lẫn trong nhiều trường hợp.
5. Đau
Đây là một triệu chứng mà nó không phải là một triệu chứng điển hình của một cơn đột quỵ tuy nhiên chúng ta cũng không nên phớt lờ những cơn đau đột ngột đến với cơ thể. Khi bỗng dưng bạn bị đau ở một cánh tay, một chân hay là ở ngực thì bạn cũng nên cần chú ý.
6. Nhức đầu dữ dội.
Một triệu chứng nặng nhất và phổ biến nhất ở những người đột quỵ là nhức đầu dữ dội và không rõ nguyên nhân.
7. Khuôn mặt ủ rũ
Biểu hiện của một cơn đột quỵ cũng có thể là đột nhiên da mặt trùng xuống hoặc ủ rũ và nhợt nhạt. Để có thể xác minh rõ ràng, bạn có thể yêu yêu cầu người bệnh thử cười nếu như thấy xuất hiện tình trạng khuôn mặt yếu dần, da mặt chùng xuống thì có nghĩa là người đó đang ở trong cơn đột quỵ.
8. Mệt mỏi, mất khả năng kiểm soát cảm xúc.
Sự mệt mỏi tinh thần tương tự khi béo phì do thiếu máu cục bộ trong não khiến người bệnh đột quỵ thay đổi trạng thái tinh thần và mất khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân dẫn tới thay đổi tính cách, thay đổi hành vi.
9. Khó thở, tim đập nhanh.
Nếu như bạn đột nhiên cảm thấy ngột ngột khó thở, cảm thấy tức ngực, tim đập nhanh, loạn nhịp rất có thể bạn đang ở trong cơn đột quỵ. Dấu hiệu này thường ít xảy ra ở nam giới mà chủ yếu ở nữ giới nhiều hơn.
Cách sơ cứu khi gặp phải đột quỵ
Khi gặp phải bệnh nhân đột quỵ, việc sơ cứu cho bệnh nhân là rất quan trọng, bởi vì mỗi phút trong lúc đột quỵ là tương ứng với việc chết hàng triệu tế bào thần kinh, nếu như không được can thiệp kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc các biến chứng tê liệt, tàn phế cho bệnh nhân sau này.
Trong thời gian bị đột quỵ, 3 – 4 giờ đầu là khoảng thời gian quan trọng nhất để sơ cứu cho bệnh nhân, giảm biến chứng hiệu quả nhất. Khi gặp bệnh nhân đột quỵ, bạn cần phải bình tĩnh để sơ cứu cho họ
Tiến hành sơ cứu khi người bệnh còn tỉnh và có dấu hiệu sắp hôn mê.
Trước tiên là cần tiến hành loại bỏ đờm, dãi hoặc các dị vật trong miệng bệnh nhân để tránh gây ảnh hưởng hoặc nặng hơn là sẽ làm tắc nghẽn trong quá trình hô hấp của người bệnh. Cần điều chỉnh cho bệnh nhân nằm nghiêng về phía cơ thể không bị liệt để tránh cho bệnh nhân có dấu hiệu tê liệt.
2. Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ đã bị hôn mê.
Khi bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê, bạn nên chú ý đến mạch, chú ý đến việc hô hấp của bệnh nhân để tiến hành hô hấp nhân tạo, bạn thổi hơi vào miệng bệnh nhân 2 lần và tiếp theo tiến hành ép tim lồng ngực 10 lần.
Trên đây là những chia sẻ hy vọng bạn đọc có thể tham khảo. Đột quỵ thường xuất hiện một cách bất ngờ, nguy hiểm và có khả năng tử vong cao, nên mọi người nên chủ động tìm hiểu để biết được những biểu hiện và cách sơ cứu để giữ cho mình và những người xung quanh một sức khỏe tốt.