Cách phân biệt mụn nhọt và ung thư da

Mụn nhọt thông thường thường xuất hiện nhanh chóng, đột ngột. Tuy nhiên, với những nhọt tồn tại lâu không thể tự vỡ, nằm sâu dưới da, xung quanh có nền xâm nhập, bạn nên cảnh giác.

Mụn nhọt là tình trạng viêm nhiễm ở các nang lông do vi khuẩn tấn công. Khi mới xuất hiện, nhọt thường chỉ là các nốt đỏ nhỏ trên da nhưng nếu không điều trị nhọt sẽ sưng viêm và lan rộng gây nhiều đau đớn và khó chịu. Vậy mụn nhọt có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân gây mụn nhọt

Nhọt thường được gây ra bởi những vi khuẩn có hại thông qua các vết thương nhỏ, nang lông trên da hay các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Các nguyên nhân khác của tình trạng mụn nhọt là:

– Hệ thống miễn dịch kém

– Vệ sinh kém

– Nghiện rượu

– Bệnh tiểu đường

– Mặc quần áo chật

– Thiếu dinh dưỡng

– Tiếp xúc với hóa chất độc hại

– Hóa trị

2. Triệu chứng

Nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng, nổi mụn cứng lớn và có mủ trắng ở trung tâm. Khi mới xuất hiện, mụn nhọt chỉ là nốt sưng đỏ trên da, sau đó phát triển lớn dần và tạo mủ trắng ở trung tâm, cuối cùng vỡ ra và chảy nước. Nhọt có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể như đầu, ngực, lưng, mặt, nách, mông và bẹn, những nơi có nhiều khả năng đổ mồ hôi và ma sát.

mun nhot có nguy hiem khong 600x331 Cách phân biệt mụn nhọt và ung thư da

Phụ thuộc vào các điều kiện da khác nhau và một số yếu tố dinh dưỡng trong cơ thể mỗi người mà nhọt xuất hiện. Dưới đây là một số triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo chung của nhọt và u nang:

– Nhọt lớn dần

– Bạch huyết tăng lên

– Nhọt phát triển với một nốt đỏ trên da

– Nhọt hay u nang có đầy mủ trắng

– Nhọt và u nang gây ngứa

– Da ở vùng bị ảnh hưởng sẽ có cảm giác đau đớn và cứng

– Nhọt xuất hiện đơn lẻ hoặc tập trung

– Những dấu hiệu cảnh báo có thể đi kèm với một số triệu chứng như sau:

– Sốt cao (đặc biệt ở trẻ em)

– Những nốt đỏ trên da

– Nhọt không giảm sưng sau vài ngày

– Đau đớn dữ dội

– Sưng tấy

– Bệnh tiểu đường

– Thay đổi khẩu vị

– Rối loạn tim

3. Cách phân biệt mụn nhọt và ung thư da

Mụn nhọt thông thường thường xuất hiện nhanh chóng, đột ngột. Tuy nhiên, với những nhọt tồn tại lâu không thể tự vỡ, nằm sâu dưới da, xung quanh có nền xâm nhập, bạn nên cảnh giác.

Vùng da có mụn thường sưng nóng đỏ, hóa mủ nhanh và sau 1-2 tuần nó có thể tự vỡ mủ hoặc chích tháo mủ, sau đó khỏi hoàn toàn. Đây là trường hợp không đáng lo ngại.

Mụn nhọt thông thường có hình dạng đầu tương đối tròn và cân đối, ngoại trừ các trường hợp có mụn mọc thành cụm liền nhau. Mụn nhọt thường có sung huyết màu đỏ hồng, ranh giới giữa chúng là vùng da bình thường không rõ mà chúng chuyển màu một cách dần dần.

Còn vết mụn dấu hiệu ung thư da thì có thể có hình dạng bất kỳ, không tròn, không cân đối và chúng thường có ranh giới rõ ràng. Giữa các vùng da bình thường và vùng da bị ung thư, đặc biệt là các ung thư da hắc tố thường có màu đen hoặc màu đỏ sẫm…

Mụn nhọt thường có thể mọc ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Còn vết mụn ung thư da thường ở vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Mụn nhọt thường làm cho người bệnh cảm giác đau nhức, có thể kèm theo sốt. Trong khi đó, ung thư da hầu như không đau, chỉ khi bóp mạnh sẽ thấy cảm giác đau tức.

4. Mụn nhọt có nguy hiểm không

Bình thường trên da cũng có một số loài vi khuẩn sinh sống nhưng không gây bệnh và cơ thể có thể tự có phản ứng chống lại được vi khuẩn gây bệnh. Mụn nhọt thường do tụ cầu gây ra. Nếu vệ sinh da không tốt, gây ngứa ngáy, gãi nhiều gây trầy xước hoặc viêm da thì vi khuẩn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể qua nơi tổn thương và gây bệnh, trong đó có mụn nhọt.

Nếu cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt thì có thể tạo ra vỏ bọc khu trú vùng tổn thương có vi khuẩn và tạo ra mụn nhọt nhỏ. Nếu cơ thể suy yếu hoặc chích nặn mụn quá mạnh, quá sớm sẽ làm vỡ vỏ bọc, vi khuẩn từ đó có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu.

Nếu vi khuẩn vào máu sẽ đi khắp cơ thể và có thể gây bệnh ở bất kỳ cơ quan nào như phổi, tim, gan, mạch máu… Khi các cơ quan này bị nhiễm khuẩn thì có thể gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời tại những cơ sở y tế có đủ điều kiện.

Một số biến chứng thường gặp:

– Viêm phổi do tụ cầu: Là tình trạng tổn thương viêm do vi khuẩn tại phổi với đặc điểm là có thể tạo ra các bóng khí trong phổi. Các bóng khí này có thể vỡ ra khi trẻ ho hoặc tự nhiên sẽ gây khó thở và rất khó điều trị, để lại những di chứng nặng nề.

– Tràn mủ màng tim: Là tình trạng viêm màng tim do vi khuẩn. Bệnh diễn biến rất nhanh, gây chèn ép làm cho tim không co bóp được dẫn đến không đưa được máu đi nuôi cơ thể. Do đó, các cơ quan quan trọng như não, tim, gan không được nuôi dưỡng và suy giảm chức năng rất nhanh.

– Viêm mủ màng phổi: Là tình trạng viêm màng phổi do vi khuẩn. Vi khuẩn có thể từ ngoài da xâm nhập vào cơ thể qua các mụn nhọt, sứt xát ngoài da gây nhiễm trùng máu. Khi máu đến các cơ quan nuôi dưỡng sẽ mang theo vi khuẩn đến và gây bệnh. Khi màng phổi viêm sẽ tiết dịch và lượng dịch tăng lên sẽ gây tình trạng khó thở tăng dần lên. Nếu lượng dịch viêm này nhiều lên sẽ gây khó thở và có thể để lại di chứng là viêm dích màng phổi gây khó thở kéo dài và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.

5. Xử trí khi có mụn nhọt

Khi bị mụn nhọt trên da, trước hết cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng da có mụn nhọt bằng các chất có khả năng sát trùng nhẹ như nước lá chè xanh… Sau đó lau khô và có thể dùng cồn iod bôi lên vùng da có mụn nhọt. Không được cạy hoặc nặn mụn nhọt. Vi khuẩn có thể lan truyền đến vùng da gần xung quanh và khiến nhiễm trùng lan rộng.
Mụn nhọt có nguy hiểm không?
Không được cạy hoặc nặn mụn nhọt. Vi khuẩn có thể lan truyền đến vùng da gần xung quanh và nhiễm trùng

Nếu sau 1 – 2 ngày mà tình trạng bệnh không thuyên giảm thì nên đi khám tại cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh. Nếu mụn nhọt to lên nhanh, vùng viêm lan rộng cần điều trị kháng sinh đường tiêm tại cơ sở y tế.

Các mụn nhọt khi đang sưng tấy cần được điều trị bằng những kháng sinh phù hợp và chỉ khi hàng rào bảo vệ đã hình thành rõ và đã hình thành ổ mủ mới nên chích nặn. Không nên tự ý nặn mụn nhọt hoặc dán các loại cao dán không rõ nguồn gốc vì dễ gây viêm loét rộng ra, gây nhiễm trùng máu.

Cần đặc biệt lưu ý với những mụn nhọt vùng mũi, miệng, thường được gọi là đinh râu. Đây là vùng có mạch máu nối thông với các mạch máu trong sọ não. Nếu nặn non làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập có thể gây biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng.

Mụn nhọt gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Trường hợp nhọt không có chiều hướng thuyên giảm sau 1-2 ngày bệnh bắt buột người bệnh phải dùng kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Do đó, khi bị nhọt không nên chủ quan mà cần thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị và chăm sóc đúng cách, hạn chế nhọt lây lan ra nhiều vùng da khác gây khó khăn trong việc chữa trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *