Khi người cao tuổi xuất hiện những triệu chứng như: môi khô, khát nước, thở nhanh, đổ mồ hôi cần cặp nhiệt kế ngay. Sốt nhẹ, khi nhiệt độ từ 37,6 – 37,9ºC, gọi là sốt vừa khi nhiệt độ từ 38 – 38,9ºC, gọi là sốt cao khi nhiệt độ từ 39ºC trở lên.
Bạn hãy tham khảo cách hạ sốt khi người già ốm để phòng tránh các biến chứng xảy ra nhé!
Đối với người cao tuổi khi cơ thể có sự biến động về nhiệt độ thì sự điều nhiệt cũng thay đổi dù với những nguyên nhân thông thường như cảm nhiễm thật nhẹ cũng làm nhiệt độ tăng cao đột ngột có khi ảnh hưởng lên hệ thần kinh.
Ở hệ tim mạch, sốt làm tim đập nhanh, mạnh hơn có thể là huyết áp tăng cao hơn, tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim có thể nặng hơn, có thể có rối loạn nhịp tim… Biến chứng tim mạch rất hay xảy ra làm người cao tuổi bị sốt cao đột ngột.
Đối với hệ thần kinh, ở mức độ nhẹ, sốt có thể gây nhức đầu, chóng mặt, tâm trí suy kém, nếu nặng thì sẽ bị rối loạn ý thức, mê sảng, co giật, tiểu không tự chủ… Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sốt sẽ làm cho ăn kém hơn, chán ăn, nôn ói, đau bụng, lưỡi đắng và đóng bợn trắng… Người già bị sốt cũng có tình trạng nước tiểu ít, nóng, nước tiểu đậm màu, có khi dẫn đến tình trạng tiểu khó, tình trạng thở nhanh, ho, khó thở…
Khi người cao tuổi xuất hiện những triệu chứng như: môi khô, khát nước, thở nhanh, đổ mồ hôi cần cặp nhiệt kế ngay. Sốt nhẹ, khi nhiệt độ từ 37,6 – 37,9ºC, gọi là sốt vừa khi nhiệt độ từ 38 – 38,9ºC, gọi là sốt cao khi nhiệt độ từ 39ºC trở lên.
Nếu có sốt phải hạ nhiệt ngay, không nên để nhiệt độ cao thì mới hạ sốt. Lau mát là phương cách hạ sốt hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém đồng thời mang lại những hiệu quả rất tốt. Không nên đắp chăn, không được mặc nhiều áo hoặc mặc áo ấm vì không những không hạ được sốt mà càng làm cho nhiệt độ trong người tăng cao.
Dùng khăn tay nhúng vào chậu nước lạnh, vắt ráo nước đắp lên những vùng trán, hai bên hố nách… Đây là những nơi đi qua của các mạch máu lớn, nên khi chườm mát những vị trí đó thì việc hạ nhiệt sẽ mau có tác dụng hơn vì thế sốt sẽ mau hạ hơn, thỉnh thoảng cho bệnh nhân nằm nghiêng để lau vùng lưng.
Hạn chế đắp khăn lên vùng ngực hoặc sau lưng vì khi đã hạ được sốt thì người bệnh sẽ dễ bị ho. Thường xuyên trở khăn, khi bệnh nhân có cảm giác dễ chịu hơn, trong người bớt bứt rứt thì nên kiểm tra lại nhiệt độ và mỗi lần kiểm tra nên lau khô nhẹ hố nách. Nên để khoảng 10 – 15 phút mới cặp lại nhiệt độ để tránh nhầm lẫn tưởng là sốt đã hạ do khăn lạnh làm giảm nhiệt độ da tại chỗ nhưng nhiệt độ cơ thể vẫn còn cao.
Việc hạ sốt và dùng thuốc hạ nhiệt chỉ mang tính chất tạm thời. Sau khi nhiệt độ đã hạ nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được khám và được làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân của sốt và được điều trị tốt hơn.