Bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu do cơ địa dễ mẫn cảm với các yếu tố như: Thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm, khói bụi, mùi lạ, phấn hoa… Bệnh thường khó chữa dứt điểm và dễ tái phát.
Sự biến đổi của khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường… làm cho số người mắc viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng. Nếu coi thường các biểu hiện của bệnh, để viêm mũi dị ứng trở thành mạn tính kéo dài sẽ gây ra khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.
Polyp mũi nặng chỉ vì coi thường viêm mũi dị ứng kéo dài, không điều trị dứt điểm
Bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu do cơ địa dễ mẫn cảm với các yếu tố như: Thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm, khói bụi, mùi lạ, phấn hoa… Bệnh thường khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Thông thường khi mới khởi phát, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ở mũi họng, mắt, ống tai… hắt hơi liên tục, kèm theo ngạt mũi, chảy nước mũi trong. Có thể ngạt 2 bên, hoặc 1 bên mũi, nhưng người bệnh thường chủ quan dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Anh Phạm Văn T (32 tuổi – Thái Bình), đang điều trị tại khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương cho biết: “Tôi vừa trải qua một phẫu thuật polyp mũi và điều trị biến chứng chảy máu mũi nặng. Ban đầu, chỉ bị viêm mũi dị ứng thời tiết bình thường, tôi đã uống thuốc, nhưng không khỏi dứt điểm, khiến bệnh nặng lên. Có nhiều hôm khó chịu, ngạt mũi không thở được, đi khám thì đã có polyp mũi nặng, cần mổ gấp. Không ngờ là viêm mũi dị ứng thông thường mà lại nguy hiểm đến thế”.
Trên thực tế, không chỉ có biến chứng polyp mũi, viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Điển hình nhất là viêm mũi dị ứng dễ chuyển thành viêm xoang, viêm tai giữa, hen suyễn, viêm họng mạn tính…
Viêm mũi dị ứng, nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Theo các chuyên gia, có nhiều cách điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên tìm được phương pháp điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng không hề dễ dàng. Trước đây, khi sử dụng các thuốc co mạch, hay thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định như: Buồn ngủ, mệt mỏi, chảy máu mũi, chóng mặt, buồn nôn… Azelastin là hoạt chất mới nhất thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2, rất được ưa chuộng trong điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay, bởi hầu như không có, hoặc rất ít tác dụng phụ. Đây được coi là bước đột phá trong điều trị viêm mũi dị ứng.
Hoạt chất Azelastin có tác dụng vô hiệu hóa histamin bằng cách chiếm chỗ trước histamin tại thụ thể H1 để histamin không gắn được vào thụ thể, giúp chặn lệnh phản ứng miễn dịch tại tế bào, qua đó ngăn chặn được các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.