Viêm tai giữa được xếp vào nhóm viêm đường hô hấp trên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức nghe cũng như nhiều hậu quả nặng nề khác.
Viêm tai giữa là một trong các bệnh về tai khá phổ biến thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên số người lớn bị viêm tai giữa cũng không phải là ít. Viêm tai giữa được xếp vào nhóm viêm đường hô hấp trên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức nghe cũng như nhiều hậu quả nặng nề khác. Vậy viêm tai giữa là gì và triệu chứng bệnh viêm tai giữa có những biểu hiện như thế nào?
Viêm tai giữa là gì?
Cấu tạo của tai được chia làm 3 phần bao gồm: tai trong, tai giữa và tai ngoài.
Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm, thường có tạo dịch trong hòm nhĩ. Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng
Viêm tai giữa cấp là dạng viêm tai thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do cấu trúc tai chưa được hoàn thiện. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời và tích cực, viêm tai giữa cấp có thể trở thành viêm tai giữa mãn tính hay các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên hay liệt dây VII ngoại vi.
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm tai giữa:
Đối với trẻ em: Viêm tai giữa thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Đây là dạng viêm cấp do nhiễm trùng hay do ứ đọng dịch trong vòm tai. Viêm tai giữa ở trẻ em có thể hình thành do 1 số tác nhân sau:
– Viêm tai giữa thường đi kèm hoặc đi sau 3 bệnh phổ biến: Viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm amiđan cấp. Vi khuẩn từ các ổ viêm này lây lan dần lên tai gây ra bệnh.
– Do cấu tạo vòi nhĩ ở trẻ em ngắn, khẩu kính to hơn so với người lớn nên vi khuẩn cũng sẽ dễ dàng lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa và khóc.
– Hệ thống niêm mạc đường hô hấp nhạy cảm, dễ tiết dịch do phản ứng với các kích thích làm ứ dịch nhiều trong tai gây viêm tai giữa.
– Nước đọng trong tai khi tắm cũng có khả năng gây ra bệnh.
Đối với người lớn: Do lúc này cấu trúc tai đã phát triển hoàn thiện nên hiếm gặp các nguyên nhân gây viêm tai giữa như trẻ nhỏ. Thông thường với người lớn viêm tai chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
– Viêm tai giữa từ nhỏ chưa được điều trị triệt để dần thành viêm tai giữa mãn tính.
– Do dùng vật cứng, nhọn hay dùng chung các dụng cụ ngoáy tai làm tai bị tổn thương hay nước bẩn có điều kiện xâm nhập vào tai.
– Viêm từ tai ngoài hoặc biến chứng từ một số bệnh như viêm mũi, viêm xoang
Sau đây là một số những triệu chứng thường gặp khi bị viêm tai giữa:
Với trẻ em: Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em bao gồm đau tai nhất là khi nằm xuống, sốt, nhức đầu, khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh, khó ngủ và cáu kỉnh hởn bình thường, thoát dịch chất lỏng từ tai…
Với người lớn: Đau tai, giảm thính giác, thoát dịch chất lỏng từ tai, đau họng…
Nếu thấy bản thân hay con của mình có những triệu chứng bệnh viêm tai giữa như trên, tốt nhất là bạn nên ra các phòng khám chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và có lộ trình điều trị phù hợp tránh để lâu xuất hiện các biến chứng làm bệnh trở nên khó điều trị hơn.
Ngoài ra chúng ta có thể dùng thuốc đông y cũng khá tốt và rất đơn giản:
Bước 1 : Vệ sinh tai sạch làm hết dịch mủ bằng bông sạch và oxy già
Bước 2 : Thổi thuốc vào tai với một lượng nhỏ
Bước 3: Sau khi dùng hết thuốc thổi, dùng tiếp một lọ nhỏ chống tái, mỗi ngày nhỏ 2-3 lần.
Vì nhiều trẻ em bị và vẫn còn rất bé, nên không thể đặt ống hay phẫu thuật được, vì vậy, với các sử dụng này cũng có thể là một cách khá hay và cũng nhanh khỏi.
Tuy nhiên lưu ý:
Khi dùng thuốc chữa gia truyền này, không nên ăn các đồ ăn gây mủ như : xôi, trứng gà, khoai lang, ngô nếp, khoai lang, rau muống,…Sau thời gian điều trị thì vẫn có thể ăn uống như bình thường. Và nên sử dụng thuốc đều đặn trong đợt điều trị, không được ngắt quãng, phải dùng hết đơn thuốc thì kết quả mới tốt nhất.