Táo bón không gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, nó sẽ gây ra hiện tượng còi cọc, chậm lớn, biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ và còn gây ra một số vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác.
Nuôi con, hẳn bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn con mình đạt được tiêu chuẩn phát triển.Vậy nguyên nhân nào gây ra hệ tiêu hóa kém ở trẻ?
1. Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng, nhiều nước hơn 3 lần trong ngày. Riêng trẻ sơ sinh bú mẹ, có thể đi tiêu 5-6 lần trong ngày.
Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều lý do, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng do vi-rút, vi trùng, hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng kháng sinh kéo dài.
Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng chỉ trong thời gian ngắn.Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, tiểu ít, khô miệng và khô da.
Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nếu trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú nhiều và lâu hơn. Cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước oresol sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ra, trẻ có thể uống thêm nước hoa quả tươi không đường, nước dừa, nước cháo, sữa chua.
Bổ sung kém cho trẻ vì kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời phòng chống tiêu chảy. Bố mẹ cũng đừng quên tiêm phòng đầy đủ và cho trẻ uống vắc-xin ngừa Rotavirus.
2. Táo bón
Táo bón là hiện tượng trẻ đi ngoài dưới 3 lần mỗi tuần, phân ít, cứng hoặc vỡ vụn như phân dê. Ngoài ra nếu trẻ cảm thấy căng thẳng và đau khi đi ngoài, phân quá rắn thì đó cũng được coi là mắc chứng táo bón.
Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ chính là do thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, ít uống nước, ít vận động, lười tập thể dục và một số rối loạn sức khỏe khác.
Táo bón không gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, nó sẽ gây ra hiện tượng còi cọc, chậm lớn, biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ và còn gây ra một số vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác.
Khi trẻ bị táo bón, bố mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là sáng sớm khi thức dậy, cho trẻ uống một ly nước ấm để hỗ trợ việc điều trị táo bón đồng thời phòng ngừa.
Chế biến thức ăn cho trẻ mềm, chia làm nhiều bữa nhỏ, trong bữa ăn cần tăng cường rau xanh. Ngoài ra bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại trái cây như đu đủ chín, nước ép trái cây, sữa chua để trẻ có thể đi ngoài dễ hơn.
3. Sống phân
Sống phân là hiện tượng cơ thể không tiêu hóa hết thức ăn nên đi ngoài lợn cợn, nhiều nước, có mùi tanh, chua của thức ăn, xét nghiệm cặn dư thấy còn các chất đạm, chất béo, lipid trong phân nhiều.
Nguyên nhân là do chế độ ăn của trẻ bị thiếu cân bằng. Nếu trẻ ăn quá nhiều chất đạm hoặc chất béo sẽ gây ra chứng khó tiêu, hoặc do mẹ bổ sung quá nhiều rau và trái cây không đúng cách khiến trẻ bị lạnh bụng.
Một nguyên nhân khác là bố mẹ cho trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh, làm thuốc diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Trẻ bị tắc ống mật, chức năng gan kém, suy giảm hệ miễn dịch cũng sẽ dễ gặp các vấn đề về đường ruột khiến trẻ bị sống phân.
Nếu trẻ bị sống phân, bố mẹ cần xem lại chế độ ăn của trẻ, cân bằng đủ nhóm chất, hạn chế các thực phẩm quá giàu đạm.
Để điều trị và phòng ngừa cả 3 chứng bệnh trên nhiều mẹ đã chọn giải pháp cho trẻ uống men tiêu hóa hoặc men vi sinh. Tuy nhiên, men tiêu hóa chỉ cải thiện các triệu chứng này chứ không có tác dụng phòng tránh cho trẻ về lâu dài. Nếu uống quá nhiều men tiêu hóa, cơ thể trẻ sẽ “lười” sản xuất các vi khuẩn có lợi bên trong, trẻ sẽ bị lệ thuộc vào men tiêu hóa bổ sung bên ngoài. Còn men vi sinh cũng không phát huy được hết tác dụng bởi hoạt lực đã bị giảm do quá trình vận chuyển, đóng gói, sử dụng sai cách…