Phương pháp điều trị chứng tiêu khát trong Đông y là dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở. Thận là nguồn gốc của âm dịch nên bổ thận âm là chính, kết hợp các thuốc có tác dụng dưỡng vị sinh tân.
Bài thuốc Lục vị thang sử dụng Thục địa, Kỷ tử, Cúc hoa, Hoài sơn, Sơn thù, Thạch hộc, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả.
Trong Đông y, các triệu chứng lâm sàng biểu hiện đường huyết tăng cao được mô tả trong chứng hậu Tiêu khát. Các biểu hiện gồm: ăn nhiều, khát, uống nhiều, tiểu nhiều, nóng nảy bứt rứt, tê bì ngoài da.
Nguyên nhân là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt; uống rượu hoặc tình chí thất điều (tinh thần không được điều hòa), tiên thiên bất túc (suy nhược bẩm sinh) tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt, làm phần âm của các phủ tạng phế, vị, thận bị hao tổn.
Hỏa nhiệt làm phế âm hư gây chứng khát, vị âm hư gây đói nhiều ở người gầy, thận âm hư gây tiểu nhiều. Mặt khác hỏa nhiệt làm hao hụt tân dịch gây ra táo bón, lưỡi đỏ, họng khô, lở miệng lưỡi…
Có nhiều bài thuốc giúp ổn định mức đường huyết.
Phương pháp điều trị chứng tiêu khát trong Đông y là dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở. Thận là nguồn gốc của âm dịch nên bổ thận âm là chính, kết hợp các thuốc có tác dụng dưỡng vị sinh tân.
Có nhiều bài thuốc cổ phương được sử dụng và nghiên cứu, với tác dụng ổn định mức đường huyết lúc đói thấp hơn 9mmol/L hay 150mg/dl ở người thể tạng âm hư. Nổi bật là bài Lục vị thang gồm Thục địa 20g, Kỷ tử 12g, Cúc hoa 10g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thạch hộc 8g, Đơn bì 12g, Bạch linh 12g, Trạch tả 12g.
Sau khi có đầy đủ các dược liệu trên, người bệnh trộn lẫn rồi cho vào ấm sắc. Nên đổ nước ngập dược liệu khoảng 2 đốt ngón tay. Những lần sắc sau có thể đổ ít nước hơn. Lần đầu sắc 4 chén nước còn một. Lần hai sắc 2 chén nước cho nửa chén thuốc. Hòa chung 2 lần sắc, chia làm 2 lần sáng và chiều trong ngày, uống lúc đói hoặc sau bữa ăn 60 phút.