Dị ứng phấn hoa tuy không gây ra chết người, song lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng đời sống của những người bị dị ứng.
Tiết trời ấm áp với những đóa hoa đang khoe sắc dưới ánh nắng là những khung cảnh đẹp lung linh mà ai cũng thích. Tuy nhiên, đối với những người bị dị ứng phấn hoa thì đây đúng là một nổi ám ảnh. Thời điểm hoa nở cũng là lúc phấn hoa được phát tán nhiều nhất. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể khiến người bị dị ứng phấn hoa khó chịu, ngứa mắt, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, nước mũi và nổi mẩn trên da. Ở một số trường hợp sẽ có triệu chứng nặng như sưng mặt, sưng mắt, chảy máu mũi, đau rát cổ họng, tức ngực, khó thở.
Dị ứng phấn hoa tuy không gây ra chết người, song lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng đời sống của những người bị dị ứng. Vậy người bị dị ứng phấn hóa phải làm sao để có thể “sống sót qua con trăng” này đây.
dị ứng phấn hoa
Đối phó với hiểm họa từ cái đẹp
Bạn không thể ngăn hết tất cả các loại hoa nở, không thể biết được trong không khí có đang bị nhiễm phấn hoa hay không cho đến khi hiện tượng dị ứng xuất hiện. Do đó, điều bạn cần làm là phải biết cách làm sao để đối phó với tình trạng dị ứng phấn hoa này.
Đầu tiên, bạn nên tìm cho mình một chỗ với không khí trong lành, ít hoặc không có phấn hoa. Nếu không thể, bạn hãy tìm hiểu về các loại phấn hoa quanh khu vực nhà bạn và nơi làm việc để hạn chế tối đa những ảnh hưởng.
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đóng kín cửa sổ và cửa chính lại để tránh phấn hoa bay vào nhà.
Luôn vệ sinh cá nhân (tắm, rửa mặt, rửa chân tay) sạch sẽ, quần áo thay ra phải đem giặt ngay sau mỗi lần về nhà.
Hạn chế ra khỏi nhà vào những buổi sáng sớm và chiều tối vì đây là những thời điểm phấn hoa phát tán nhiều trong không khí.
Nên thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải phấn hoa gây dị ứng
Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải phấn hoa gây ra dị ứng.
Không nên ra đường và những ngày phấn hoa phát tán cao và trời nhiều gió.
Sử dụng máy sấy để sấy khô quần áo, mùng, màn, gối, mền,… Không nên đem phơi ngoài trời để tránh phấn hoa có thể bám vào.
Cuối cùng, nếu đi nghỉ mát, bạn hãy tìm hiểu trước môi trường xung quanh nơi mình đến có nhiều hoa và phấn hoa hay không để có thể đổi địa điểm hoặc đi vào mùa ít phấn hoa phát tán để tránh kì nghỉ mát trở thành “cơn ác mộng” với các triệu chứng dị ứng tái phát liên tục.
Dị ứng phấn hoa có thể điều trị được không
Triệu chứng dị ứng nổi ngứa, mề đay liên tục là một trong những đặc điểm thường gặp ở nhiều người. Một số cho biết, dù tình trạng sức khỏe của cơ thể đang rất ổn định nhưng những biểu hiện này vẫn thường xuyên diễn ra. Dù không có…
Bên cạnh các biện pháp đối phó với dị ứng phấn hoa, người bị dị ứng cần đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khác nguy hiểm. Thời gian điều trị có thể sẽ kéo dài từ 3 – 5 năm những cũng có nhiều trường hợp có dấu hiệu tiến triển tốt ngay trong năm đầu tiên. Bạn cũng có thể dùng dung dịch nước muối để vệ sinh mũi, châm cứu hoặc sử dụng các loại thuốc thảo dược như cây bơ gai.
Ngoài ra, người bệnh có thể hỏi thăm bác sĩ sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt, xịt mũi hay các loại thuốc chống dị ứng có kê đơn hoặc không kê đơn như Clarinex, Benadryl hay Allegra; các loại thuốc giúp giảm xung huyết họng như Rhinocort, Beconase, Flonase, Nasonex, Veramyst; hoặc các loại thuốc vừa chống dị ứng vừa chống xung huyết như Claritin-D, Allegra-D hay Zyrtec-D để có thể làm thuyên giảm các triệu chứng dị ứng khi hít phải phấn hoa.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng bài viết có thể đem đến cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.