Những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của rối loạn nhịp tim

Mọi người đều từng trải qua cảm giác tim của mình đập rối loạn trong một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng cũng có những rối loạn nhịp tim tồn tại, ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm đến cuộc sống do đó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Rối loạn nhịp tim là một trong những vấn đề thường gặp nhất trong các biểu hiện bệnh tim mạch. Nó có thể chỉ gây ra một sự khó chịu nhẹ cho người bệnh, nhưng cũng có khi là một tình trạng bệnh lý nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Mọi người đều từng trải qua cảm giác tim của mình đập rối loạn trong một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng cũng có những rối loạn nhịp tim tồn tại, ảnh hưởng hoặc gây nguy hiểm đến cuộc sống do đó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim có thể chia ra là nguyên nhân bẩm sinh và nguyên nhân mắc phải:

Nguyên nhân bẩm sinh: Biểu hiện bệnh có thể từ nhỏ hoặc xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc sống.

Nguyên nhân mắc phải: Bệnh lý cơ tim, van tim và một số nguyên nhân khác tác động tới hệ thần kinh tim, dẫn tới các hoạt động bất thường của hệ thần kinh tim.

Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim

Một số rối loạn nhịp tim không gây biểu hiện gì, tuy nhiên phần lớn các bệnh rối loạn nhịp tim đều có các biểu hiện rất rõ bằng các dấu hiệu:

Với loạn nhịp tim nhanh và nhịp không đều:

Hồi hộp, đánh trống ngực: nhịp tim đập dồn dập hoặc đập tăng dần.

Hụt hẫng: nhịp tim đập cách quãng trong giây lát.

Khó thở – thở nhanh nông: nhịp tim đập loạn xạ, hay nhiều nhịp cách quãng xuất hiện trong thời gian ngắn.

Một số biểu hiện hay gặp khác: đau ngực, choáng váng, hoa mắt, đau đầu nhẹ dai dẳng.

Khi nhịp tim đột ngột đập nhanh loạn xạ có thể là báo hiệu của rung thất đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Với loạn nhịp tim chậm:

Các biểu hiện kín đáo hơn: mệt mỏi triền miên, hoa mắt choáng váng, đau đầu nhẹ dai dẳng, có thể ngất. Phần lớn các bệnh nhân rối loạn nhịp tim bị ngất đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước.

Tuy nhiên đôi khi người bệnh thấy được một số biểu hiện báo trước: hoa mắt, chóng mặt; nhìn thấy quầng xanh trước mắt; vã mồ hôi; nôn hoặc buồn nôn; chướng bụng; đánh trống ngực; đau đầu; lú lẫn hay khó diễn đạt suy nghĩ.

Các biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim

Một số rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho hệ tim mạch:

Biến chứng phổ biến nhất là đột quỵ: Nói đến các biến chứng của rối loạn nhịp tim, trước hết phải kể đến chứng đột quỵ. Rối loạn nhịp khiến tim hoạt động kém hiệu quả trong việc bơm máu đi nuôi cơ thể, gây đọng máu trong các buồng tim và hình thành cục máu đông. Máu đông có thể bị vỡ, rời khỏi tim, đi vào hệ tuần hoàn máu làm tắc các động mạch hẹp, nguy hiểm hơn là làm tắc các vi mạch não, gây ra đột quỵ.

roi loan nhip tim co the gay nguy hiem tinh mang 2 25145343 Những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của rối loạn nhịp tim

Ảnh minh họa

Suy giảm trí nhớ do rối loạn nhịp tim: Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 37.000 bệnh nhân cho thấy: Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim dẫn tới rung nhĩ có thể tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ (biểu hiện của bệnh Alzheimer) nhiều hơn 44% so với bệnh nhân không bị rung nhĩ. Đặc biệt, ở bệnh nhân rung nhĩ dưới 70 tuổi, khả năng phát triển bệnh Alzheimer cao hơn 130% so với bệnh nhân không mắc chứng rung nhĩ.

Tim ngừng đột ngột do rối loạn nhịp tim ác tính: Rối loạn nhịp tim ác tính khiến các buồng tim dưới rung động một cách dữ dội, tim mất khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này dẫn đến tim ngừng đập đột ngột, bệnh nhân ngừng thở và mất ý thức (chết lâm sàng). Trường hợp này cần được cấp cứu khẩn cấp, nếu không có thể dẫn đến tử vong.

Suy tim – một trong các biến chứng của rối loạn nhịp tim: Nhịp tim rối loạn nhanh hoặc chậm khiến hoạt động bơm máu của tim giảm sút, máu không được cung cấp đủ cho các cơ quan trong cơ thể. Do đó, tim bắt buộc phải làm việc nhiều hơn bình thường, cường độ làm việc quá tải trong thời gian dài khiến tim suy yếu và dẫn tới suy tim.

Làm thế nào để phòng tránh rối loạn nhịp tim?

Việc phòng tránh rối loạn nhịp tim rất quan trong. Do đó bạn và người thân trong gia đình có thể áp dụng theo những cách sau để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh:

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.

– Không hút thuốc lá. Hạn chế dùng các chất kích thích như: cà phê, rượu.

– Tránh căng thẳng, hạn chế stress, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm nắm được tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm mầm bệnh trong cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *