Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nước ép trái cây chứa hàm lượng đường fructose (đường có trong hoa quả…) cao sẽ nhanh chóng đến ruột non sau khi uống.
Các nhà khoa học cảnh báo không nên uống nước trái cây trong bữa sáng do uống nước trái cây khi dạ dày rỗng có thể gây hại cho lợi khuẩn trong ruột.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nước ép trái cây chứa hàm lượng đường fructose (đường có trong hoa quả…) cao sẽ nhanh chóng đến ruột non sau khi uống.
Tuy nhiên, sau một thời gian “nhịn ăn”, chẳng hạn như vào buổi sáng, các cơ quan không thể xử lý được một lượng lớn fructose từ đó dẫn đến việc chúng tràn vào ruột già. Trong ruột già, fructose tiếp xúc với các lợi khuẩn, nhưng không có chức năng chuyển hóa đường.
Các nhà nghiên cứu cho chuột ăn hỗn hợp fructose: glucose 1: 1. Sau đó họ theo dõi các đường đã được xử lý như thế nào trong các đường tiêu hóa của động vật.
Mặc dù các nghiên cứu trước đây cho thấy đường được chuyển hóa bởi gan, nhưng nghiên cứu mới cho thấy hơn 90% fructose được tiêu hóa trong ruột non. Kết quả cho thấy ruột non có thể tiêu hóa fructose khi nó được tiêu thụ sau bữa ăn.
Nước ép trái cây chứa hàm lượng đường fructose cao sẽ nhanh chóng đến ruột non sau khi uống
Các kết quả không tiết lộ nếu điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, nhưng các nhà khoa học tin rằng hậu quả có thể xảy ra. Do đó, họ khuyên mọi người nên tuân thủ lời khuyên về chế độ ăn như việc hạn chế các món ngọt, chỉ ăn vừa phải sau bữa ăn.
Các phát hiện được công bố trên tạp chí Cell Metabolism.