Người ta thường nghĩ đột quỵ chỉ xảy ra với người già, nhưng trong thực tế, thanh niên cũng có thể bị đột quỵ, đặc biệt với những người chơi thể thao.
Người trẻ tuổi cũng có thể bị đột quỵ theo nghiên cứu các nhà khoa học. Vì vậy, bạn cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra hiện tượng đột quỵ dưới đây nhé.
Người ta thường nghĩ đột quỵ chỉ xảy ra với người già, nhưng trong thực tế, thanh niên cũng có thể bị đột quỵ, đặc biệt với những người chơi thể thao.
Đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai, thậm chí cả trẻ em. Đột quỵ là do lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, hoặc do tắc nghẽn hoặc chảy máu, khiến các tế bào não bị thiếu lượng oxy và đường cần thiết, dẫn đến tổn thương não và có thể biểu hiện dưới dạng suy giảm khả năng nói, chuyển động và trí nhớ. Hầu hết các trường hợp (khoảng 80%) đột quỵ là do một động mạch bị nghẽn, còn lại là do chảy máu. Cả hai đều dẫn đến thiếu máu lên não và gây sức ép trong não làm tế bào não chết.
Các tín hiệu phổ biến là sự suy yếu hoặc triệu chứng tê ở tay, chân và đau đầu đột ngột. Sự suy yếu hoặc bị tê thoáng qua có thể cho biết có một động mạch bị nghẽn. Còn một cơn đau đầu đột ngột và bất thường có thể là dấu hiệu của xuất huyết nội. Nói lắp, hoặc tầm nhìn bất ngờ bị mờ, bị nhân đôi cũng có thể là những tín hiệu đáng ngờ.
Không phải tất cả các cơn đột quỵ đều giống nhau, chúng có thể rất khác. Tác động của một cơn đột quỵ phụ thuộc vào mức độ, vị trí bị ảnh hưởng của não. Đột quỵ nhẹ có thể làm suy yếu một bên cơ thể, người bệnh gặp khó khăn khi nói chuyện và đi ngoài không kiểm soát. Đột quỵ nặng hơn có thể dẫn đến tê liệt. Một số khác còn có thể gây tử vong.
Để khôi phục chức năng của não và ngăn ngừa đột quỵ, bên cạnh việc sử dụng thuốc chống đông máu, đôi khi cần phẫu thuật cắt bỏ phần động mạch bị thu hẹp. Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể cần phục hồi chức năng để hồi phục và vận động trở lại.
Ăn uống lành mạnh, tránh khói thuốc, kiểm soát bệnh tiểu đường và chứng cao huyết áp có thể giúp ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.