Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa của khớp. Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… Mức độ lão hóa từng người có khác nhau, tùy thuộc điều kiện sống của mỗi người.
Khớp gối là vị trí bị thoái hóa nhất từ độ tuổi trung niên trở đi, bài viết chia sẻ các dấu hiệu và cách chữa thoái hóa khớp gối sau đây.
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng mòn lớp sụn bọc hai đầu xương của khớp gối, dẫn đến lệch trục, gây vẹo khớp, làm biến dạng khớp gối.
Khớp gối là vị trí thường gặp thoái hoá nhất. Trong đó, tỉ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam, chiếm khoảng 80%.Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa của khớp. Ở người cao tuổi, sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết… Mức độ lão hóa từng người có khác nhau, tùy thuộc điều kiện sống của mỗi người.
Triệu chứng thường gặp
Đau khớp gối là than phiền chính yếu của bệnh nhân. Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Giai đoạn đầu đau âm ỉ, không liên tục, xuất hiện khi thực hiện một số động tác đặc biệt như lên xuống bậc thang, ngồi xổm, quỳ gối. Giai đoạn muộn, đau tăng và kéo dài liên tục.
Hạn chế vận động, khó khăn khi thực hiện động tác gập và duỗi gối. Có thể có tiếng “lạo xạo” trong khớp gối khi cử động.
Cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn.
Khớp gối có thể sưng to, có dịch nhưng hiếm khi có dấu hiệu viêm nặng (sưng, nóng, đỏ, đau). Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
Teo cơ ở mặt trước đùi do không vận động một thời gian dài.
Nặng hơn nữa, tự bệnh nhân thấy mình thấp đi vì hai chân bị cong vẹo vào trong mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng (hơn 95% số bệnh nhân bị gối vẹo vào trong), đi lại khó khăn và không ngồi xổm được nữa.
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu cận lâm sàng, đặc biệt là X-quang khớp gối có hình ảnh hẹp khe khớp không đều (thường hẹp nhiều ở mặt trong), đặc xương dưới sụn, hình ảnh mọc thêm xương (gai xương, chồi xương) ở mặt và rìa khớp.
Những phương pháp điều trị
Với người bị thoái hóa khớp gối thì việc giảm cân, thay đổi lối sống như tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, hạn chế khiêng vác nặng là chuyện cần làm suốt đời. Có thể mang nẹp gối trong giai đoạn đang bị đau, nhưng sau đó cần phải tập cơ tứ đầu đùi để có một khớp gối vững khi đi đứng, vì khi bị đau gối bao giờ cơ tứ đầu đùi cũng bị teo nhỏ.
Phương pháp vật lý trị liệu – xoa bóp:
Trong giai đoạn khớp gối không bị sưng, nóng, đỏ, đau.
Quan trọng nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu là làm thư giãn khớp kết hợp với tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu đùi và dây chằng quanh khớp bằng các bài tập có hoặc không có kết hợp với dụng cụ như đá tạ, xe đạp…
Xoa bóp và tập vận động khớp gối: giúp cho khớp gối thư giãn làm cho các mạch máu được giãn nở tốt, giúp cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn.
Điều trị thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền:
Châm cứu: có tác dụng giảm đau và tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tại khớp.
Thuốc: có vai trò giảm đau, tăng cường tuần hoàn giúp cho quá trình nuôi dưỡng ở khớp tốt hơn và làm giảm quá trình thoái hóa khớp.
Thuốc dùng ngoài: có rất nhiều bài thuốc dùng đắp ngoài và rượu xoa bóp để chữa chứng đau đầu gối tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà có bài thuốc khác nhau.
Dưỡng sinh: rất có lợi cho việc vận động cũng như sự mềm dẻo cho khớp.
Y học hiện đại:
Thuốc kháng viêm giảm đau: dùng thuốc kháng viêm giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời mà không làm hồi phục sụn hư. Nếu tình trạng sụn hư nhiều thuốc sẽ khó có tác dụng. Cần chú ý là việc dùng thuốc lâu dài có khả năng gây ảnh hưởng đến dạ dày và thận.
Các dung dịch chất nhờn bơm vào gối hay dùng đường uống cho thấy có tác dụng giảm cơn đau của gối. Sau một thời gian 6 tháng hay 1 năm, bệnh nhân cần được tiêm trở lại nếu khớp gối bị đau tái phát. Tuy nhiên, biện pháp tiêm thuốc vào gối cần được thực hiện một cách vô trùng vì nguy cơ nhiễm trùng khớp gối.
Nội soi cắt lọc khớp gối được xem như biện pháp điều trị tạm thời khi bệnh nhân có triệu chứng kẹt khớp, khi các biện pháp uống thuốc, chích khớp không còn hiệu quả. Biện pháp này có hạn chế là chỉ áp dụng cho các trường hợp hư khớp gối ít đến vừa phải. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho thấy, tỉ lệ thành công khoảng 70%, nhưng nếu bệnh nhân có hư khớp gối từ hai khoang trở lên thì tỉ lệ này chỉ còn 50%. Một khi khớp gối hư nhiều thì phương pháp này không còn giá trị.
Việc tiêm tế bào gốc hay tiêm huyết tương giàu tiểu cầu lấy từ chính cơ thể bệnh nhân được hy vọng là làm sụn khớp mọc trở lại và hồi phục mặt sụn. Người ta hy vọng sau một thời gian tế bào gốc sẽ bám vào được mặt sụn và phát triển thành tế bào sụn. Song chưa ai chứng minh được hiệu quả của phương pháp này so với các phương pháp nội soi cổ điển.