Viêm xung huyết hang vị dạ dày là một trường hợp rất thường gặp trong bệnh đau dạ dày. Đây là tình trạng niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm, xuất hiện những vết xước nhẹ (trợt) tương tự như những vết xướt trên da va quẹt mạnh vào một vật gì đó.
Đau tức, nóng rát, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua… liên miên là những khó chịu mà người bị viêm xung huyết hang vị dạ dày gặp phải. Muốn căn bệnh khó chịu này “biến mất không còn dấu vết” bạn cần biết những sự thật sau.
1. 90% viêm xung huyết hang vị dạ dày là do HP
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): chiếm đến 90% các trường hợp mắc bệnh. HP thường xâm nhập vào dạ dày qua đường ăn uống và ẩn sâu dưới lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Tại đó chúng giải phóng ra các độc tố gây viêm và loét.
2. Triệu chứng điển hình: đau tức, nóng rát, khó tiêu, mệt mỏi
Đau: bệnh nhân mắc viêm xung huyết hang vị dạ dày thường đau âm ỉ, bỏng rát hoặc thậm chí cảm thấy cồn cào, dữ dội. Đau tăng khi đói hoặc khi ăn các thức ăn chua, cay, nóng hoặc căng thẳng thần kinh; giảm sau khi sử dụng các thuốc làm giảm axit dịch vị.
Các triệu chứng khác của viêm xung huyết hang vị dạ dày: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, ăn uống không tiêu, không ngon miệng, người mệt mỏi, gầy sút…
3. Viêm xung huyết hang vị dạ dày dễ mắc, khó lành
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là một trường hợp rất thường gặp trong bệnh đau dạ dày. Đây là tình trạng niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm, xuất hiện những vết xước nhẹ (trợt) tương tự như những vết xướt trên da va quẹt mạnh vào một vật gì đó.
Trên thực tế bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày dễ mắc nhưng rất khó chữa, dễ tái phát do hang vị dạ dày là nơi lưu giữ thức ăn lâu nhất, dễ bị tổn thương nhất nên nếu không điều trị triệt có nguy cơ cao gặp các biến chứng như viêm loét hang vị, xung huyết, xuất huyết tiêu hóa…
4. Viêm xung huyết hang vị dạ dày cần chữa sớm, triệt để
Với những người mắc viêm xung huyết hang vị tốt nhất nên điều trị triệt để. Cần tuân thủ điều trị của bác sỹ, tránh lạm dụng thuốc Tây gây ra tình trạng kháng thuốc, cơ thể mệt mỏi, tái phát liên miên.
Bên cạnh đó, để viêm trợt hang vị “biến mất không dấu vết” thì ngoài việc giải quyết các triệu chứng thì cần làm lành vết trợt loét ngay từ giai đoạn sớm.