Bệnh nhân bị tiểu đường thường có lượng đường huyết không ổn định. Lượng đường huyết thay đổi làm cho nhiều bộ phận trong cơ thể bị biến chứng theo. Đặc biệt là những người bị tiểu đường lâu năm.
Theo thống kê hiện nay, hơn 5 triệu người Việt Nam mắc bệnh tiểu đường và tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Làm thế nào để bệnh nhân có thể sống “hòa thuận” bình thường tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường vẫn đang là nỗ lực của nhiều bệnh nhân.
Biến chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh nhân bị tiểu đường thường có lượng đường huyết không ổn định. Lượng đường huyết thay đổi làm cho nhiều bộ phận trong cơ thể bị biến chứng theo. Đặc biệt là những người bị tiểu đường lâu năm.
Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của người bị tiểu đường:
– Về thị lực: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa. Nguyên nhân đường huyết cao sẽ làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, gây bệnh võng mạc tiểu đường.
– Về tim mạch: Tiểu đường có thể gây bệnh tim và tăng nguy cơ đột quỵ. Lượng đường trong máu cao sẽ gây xơ vữa động mạch, máu lên tim não không đủ gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
– Về thần kinh: Ảnh hưởng đến những dây thần kinh. Một số người sẽ mất cảm giác đau, nóng, thậm chí khó kiểm soạt nhịp tim, nhịp thở, khó vận động. Một số trường hợp bị hoại tử chân. Trường hợp này phải sử dụng chế phẩm có chứa acid alpha lipoic (ALA) – chất chống ôxy hóa mạnh, có lợi thế thấm tốt vào mô thần kinh để hỗ trợ điều trị, cũng là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
– Về thận: Tiểu đường tạo áp lực lên thận, ây tổn thương tới hàng triệu vi mạch (mạch máu nhỏ) tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.
– Về hệ miễn dịch: Lượng đường huyết cao tạo điều kiện cho vi khuẩn xam nhập, làm suy giảm hệ miễn dịch dễ gây viêm nhiễm, nhiễm trùng lâu dài.
Điều trị các biến chứng của tiểu đường
Cách phòng tránh đơn giản nhất là thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết. Hiện nay, nhiều loại máy đo cho phép bạn kiểm tra lượng đường trong máu ngay tại nhà. Vì thế, bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết mỗi ngày vào buổi sáng trước khi ăn.
Khi thấy lượng đường huyết thay đổi, nên uống thuốc để điều chỉnh. Việc dùng thuốc thường xuyên là một điều bắt buột. Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 nên đi khám ít nhất 1 năm/lần, và với tuýp 1 thì 5 năm/1 lần nên làm xét nghiệm microalbumin trong nước tiểu.
Khi bị tiểu đường cần quan tâm tới chế độ ăn và sinh hoạt. Ngoài tập luyện tập thao, thì bệnh nhân cũng phải quan tâm đến vệ sinh đẻ tránh vi khuẩn xâm nhập.
Đối với những người chưa mắc bệnh tiểu đương, nên chủ động phòng tránh. Một số biện pháp sinh hoạt và ăn uống giúp bạn tránh xa tiêu đường:
+ Theo dõi cân nặng
+ Uống đủ nước
+ Ăn nhiều rau xanh
+ Kiểm soát stress, ngủ đủ giấc
+ Tâp luyện thể thao…
Tiểu đường là căn bệnh không thể xem thường. Hơn 60% người bị bệnh không biết mình bị tiểu dường. Chính vì thế, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện kịp thời.