Theo Y học hiện đại, gút được xếp trong nhóm bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa, các vi tinh thể urat lắng đọng ở màng hoạt dịch gây sưng đau các khớp, ngoài ra urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp như ở gân, túi thanh dịch, ngoài da, ngoài móng tay, chân, màng ngoài tim, cơ tim, van tim. Gút chia làm hai loại gút nguyên phát và gút thứ phát.
Bị bệnh gút nặng có thể dẫn tới phá hủy, biến dạng khớp, đồng thời làm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp…
Dưới đây là những thông tin về nguyên nhân bệnh gút, triệu chứng cũng như cách điều trị, bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn và biết cách đề phòng bệnh nhé:
Nguyên nhân gây bệnh gút
Theo Y học hiện đại, gút được xếp trong nhóm bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa, các vi tinh thể urat lắng đọng ở màng hoạt dịch gây sưng đau các khớp, ngoài ra urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp như ở gân, túi thanh dịch, ngoài da, ngoài móng tay, chân, màng ngoài tim, cơ tim, van tim. Gút chia làm hai loại gút nguyên phát và gút thứ phát.
Bệnh gút nguyên phát gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp chất gây tăng acid uric còn bệnh gút thứ phát là do ăn nhiều gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua, uống nhiều rượu.
Hay nói cách khác, gút nguyên phát do di truyền còn gút thứ phát do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý.
Y học Cổ truyền gọi bệnh gút là thống phong, nguyên nhân do ngoại tà xâm phạm vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp gây sưng, đau, co duỗi vận động khó. Bệnh biểu hiện nhiều năm, đôi khi xuất hiện đợt cấp làm tổn thương, biến dạng các khớp.
Y học Cổ truyền cho rằng, thống phong có thể quy thuộc phạm trù chứng tý và chia làm 2 thể bệnh là thể phong thấp nhiệt (đợt cấp) và thể đàm thấp ứ trệ (mạn tính).
Triệu chứng của bệnh gút
Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn.
Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.
Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Các tinh thể muối urat gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp.
Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính.
Chế độ ăn uống cho người bị gút
Hết sức hạn chế ăn phủ tạng động vật như gan, lòng, cật, tim, tiết, cá trích, cá mòi, trứng cá; thịt đỏ, thịt muối, phô mai, cua, tôm.
Không dùng thức uống có cồn và chất kích thích: Các nghiên cứu về khẩu phần ăn uống đều khuyên người bị gút hoặc tăng acid uric máu đơn thuần phải kiêng rượu, bia hơi, vang trắng, sâm banh, bia nâu. Tránh ăn những chất kích thích như ớt, cà phê… Nên tránh các buổi liên hoan tiệc tùng.
Không quên uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu, sẽ đào thải được nhiều acid uric ra ngoài. Nên uống khoảng 2-3 lít/ngày khi đang uống thuốc trị bệnh. Tốt nhất nên uống các loại nước khoáng có nhiều bicarbonat. Nếu không, có thể uống dung dịch natri bicarbonat 3% để kiểm soát huyết thanh, giúp việc đào thải acid uric thuận lợi hơn.
Gút phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống của bạn. Nên thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hơn, bổ sung thêm chế độ luyện tập thể dục vào mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, nên đi kiểm tra sức khỏe đinh kỳ, nếu có dấu hiệu của bệnh gút hãy nhanh chóng chữa trị.