Viêm gan B – căn bệnh dễ duy truyền nhưng ai cũng thờ ơ

Viêm gan B là một nhiễm trùng gan do siêu vi khuẩn viêm gan B (HBV) gây ra. Nó có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Viêm gan B là căn bệnh rất dễ lây truyền nhưng lại không được nhiều người quan tâm và tìm cách phòng tránh.

Siêu vi khuẩn viêm gan B là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Trên thế giới có khoảng 887.000 người chết vì bệnh viêm gan B vào năm 2015. Khoảng 850.000-2.2 triệu người ở Mỹ bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B mãn tính.

maxresdefault Viêm gan B   căn bệnh dễ duy truyền nhưng ai cũng thờ ơ

BỆNH VIÊM GAN B LÀ GÌ?

Viêm gan B là một nhiễm trùng gan do siêu vi khuẩn viêm gan B (HBV) gây ra. Nó có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Nhiều người bị nhiễm bệnh viêm gan B thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.”

Trên thế giới, bệnh viêm gan B mãn tính do HBV ảnh hưởng tới 240 triệu người và có khoảng 786.000 người chết vì chứng bệnh này mỗi năm.

Đối với những người trưởng thành, viêm gan B có thể là một bệnh ngắn hạn không gây ra tổn thương vĩnh viễn, nhưng 2-6% người mắc bệnh sẽ phát triển thành bệnh mãn tính và có thể dẫn đến ung thư gan. Không có thuốc để chữa trị chứng bệnh này nhưng có thể tiêm chủng ngừa.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, điều đó có nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những người mắc bệnh. Viêm gan B có thể lây truyền khi máu, tinh dịch, dịch cơ thể từ người nhiễm virut xâm nhập vào cơ thể người khác. Việc lây truyền có thể diễn ra theo các con đường sau:

– Từ mẹ sang con khi mẹ đã bị viêm gan B

– Quan hệ tình dục không an toàn

– Dùng chung kim tiêm

– Kỹ thuật xăm không an toàn

– Dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng

Những nhân viên y tế cũng có thể gặp nguy hiểm nếu họ tiếp xúc với các dụng cụ y tế không an toàn, chẳng hạn như tái sử dung lại các thiết bị, không sử dụng đồ bảo vệ y tế, vứt bỏ dao cạo không đúng cách.

Virut HBV không lây lan qua thực phẩm như nguồn nước, dụng cụ ăn uống, ôm hôn hay cho con bú, côn trùng cắn.

Virut có thể sống sót bên ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này, virut vẫn có thể gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể người không được tiêm vắc xin.

TRIỆU CHỨNG NGƯỜI MẮC VIÊM GAN B

Hầu hết những người bị mắc bệnh đều có dấu hiệu từ khi còn nhỏ. Các triệu chứng có thể không nhận thấy rõ ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn có hệ miễn dịch bị ức chế.

Từ 5 tuổi trở lên, có khoảng 30-50% người mắc bệnh sẽ thể hiện các dấu hiệu ban đầu, bao gồm:

– Sốt

– Đau khớp

– Mệt mỏi

– Buồn nôn

– Nôn

– Ăn mất ngon

– Đau bụng

– Nước tiểu đậm

– Phân nhão

– Vàng da, vàng mắt

Thông qua xét nghiệm máu có thể chẩn đoán bị nhiễm HBV hay không. Những người có nguy cơ mắc bệnh HBV:

– Trẻ sơ sinh lây nhiễm từ mẹ bị viêm gan B

– Quan hệ với người mắc bệnh viêm gan B mà không dùng bao cao su

– Dùng chất kích thích

– Phụ nữ mang thai

– Những y bác sĩ không đảm bảo vệ sinh, an toàn y tế

– Những người làm hóa trị ung thư

– Người sống chung với người nhiễm virus HBV

Nếu phụ nữ bị viêm gan B trong thời gian mang thai, trẻ sơ sinh phải được tiêm chủng ngừa và nhận globulin miễn dịch viêm gan B trong vòng 12-24 tiếng sau sinh.

ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B

Không có thuốc chữa trị bệnh viêm gan B cấp tính. Chỉ có sự điều trị hỗ trợ tùy thuộc vào các triệu chứng.

Điều trị cho người nghi bị phơi nhiễm bệnh

Bất cứ ai tiếp xúc không an toàn với máu hoặc dịch cơ thể của bệnh nhân nhiễm bệnh đều phải trải quả một thời gian phòng ngừa sau phơi nhiễm. Người bị nghi có thể nhiễm bệnh sẽ được tiêm chủng HBV và HBIG sau khi phơi nhiễm và trước khi bị nhiễm trùng cấp tính.

Cách làm này có thể không tránh hoàn toàn được viêm nhiễm bệnh nhưng có thể làm giảm nguy cơ khiến việc nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.

Điều trị nhiễm HBV mãn tính

Đối với người bị nhiễm HBV mãn tính, tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên bạn nên điều trị bằng thuốc kháng virut. Đây tuy không phải là cách chữa trị nhưng nó có thể ngăn chặn virut nhân bản và tiến triển nặng hơn.

Bởi một người bị viêm gan B cũng có thể chuyển biến thành xơ gan, ung thư gan rất nhanh nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Những người bị viêm gan B mãn tính cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên và siêu âm gan cứ 6 tháng một lần.

PHÒNG NGỪA VIÊM GAN B

Vắc xin phòng bệnh viêm gan B đã có từ năm 1982 gồm 3 lần tiêm chủng. Lần tiêm đầu tiên sau khi sinh, lần thứ hai sau 1 tháng kể từ khi tiêm, lần thứ ba được tiêm sau 8 tuần kể từ lần tiêm thứ hai.

Tất cả các trẻ em nên được tiêm chủng vắc xin HBV kể từ khi sinh và hoàn thành quá trình tiêm ngừa từ 6-18 tháng tuổi. Loại vắc xin này có tác dụng bảo vệ lên đến 95% và kéo dài trong 20 năm hay thậm chí là suốt đời. Một số người cũng cần thiết phải tiêm chủng ngừa :

– Trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm chủng ngừa

– Nhân viên chăm sóc sức khỏe

– Bất cứ ai tiếp xúc với máu của bệnh nhân viêm gan B

– Những người sống chung với bệnh nhân viêm gan B

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *