10 Dấu hiệu cảnh báo thận đang có vấn đề

Nếu gặp một trong số những dấu hiệu dưới đây thì hãy cảnh giác và đi khám bệnh để có cách xử lý thích hợp vì có thể thận đã bị “ốm”.

Thận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong hệ bài tiết, đặc biệt là lọc máu và kiểm soát lượng canxi trong máu thông qua việc điều hòa tổng hợp vitamin D. Một khi thận làm việc không hiệu quả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động của cơ thể. Có 10 dấu hiệu thường gặp giúp nhận biết thận bị “ốm”.

Mỗi ngày, trí não của chúng ta xử lý hàng tấn thông tin,và cơ thể thực hiện hàng nghìn hoạt động. Thế giới hiện đại bận rộn có thể làm chúng ta bỏ lỡ một số thông điệp sức khỏe mà cơ thể đã báo. Khi “giao tiếp” với cơ thể không hiệu quả thì chúng ta sẽ không có biện pháp khắc phục những hư hại đang xảy ra và có thể làm sức khỏe trầm trọng hơn.

Nếu gặp một trong số những dấu hiệu dưới đây thì hãy cảnh giác và đi khám bệnh để có cách xử lý thích hợp vì có thể thận đã bị “ốm”.

1. Gặp các vấn đề về giấc ngủ

10 dau hieu canh bao than yeu 10 10 Dấu hiệu cảnh báo thận đang có vấn đề

Khi thận yếu, hoạt động không được như bình thường có nghĩa là các chất độc không thể được giải phóng ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết nước tiểu mà vẫn còn trong máu. Mức chất độc tăng lên sẽ làm khó ngủ. Đó là lý do vì sao khi ngủ ít hơn sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận.

Cảnh báo: Người bị mắc bệnh thận mãn tính thường bị ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một sự rối loạn gây ra sự ngưng thở tạm thời, diễn ra một hoặc nhiều lần, thời gian ngưng thở có thể kéo dài từ vài giây đến một phút. Sau mỗi lần tạm ngưng thở, khi hô hấp được trở lại thì sẽ kèm theo một tiếng ngáy to, nhịp thở hổn hển. Bị ngủ ngáy liên tục là dấu hiệu cho thấy cần gặp bác sĩ chuyên khoa để khám bệnh.

2. Nhức đầu, mệt mỏi, cơ thể suy nhược

Ngoài chức năng chuyển đổi vitamin D trong cơ thể chúng ta để xương chắc khỏe, thận còn tạo ra hoocmon Erythropoietin (EPO). Hoocmon này đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu.

Khi thận hoạt động không bình thường, EPO sẽ được sản xuất ít hơn, làm suy giảm hồng cầu (những tế bào mang oxy), làm các cơ và não bộ nhanh chóng mệt mỏi.

Cảnh báo: Bệnh nhân bị thận mãn tính thường thiếu máu. Tình trạng thiếu máu có thể bắt đầu tiến triển khi công suất làm việc của thận chỉ đạt 20 – 50% so với bình thường. Nếu đã nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, ì trệ, thiếu năng lượng thì đừng chậm trễ, hãy đến cơ sở y tế để khám chữa và được tư vấn kịp thời.

3. Da khô, ngứa

Thận có chức năng loại bỏ độc tố, chất thải, chất lỏng dư thừa từ máu, giúp sản sinh tế bào hồng cầu và duy trì lượng chất khoáng thích hợp trong cơ thể.

Khi da bị ngứa và khô có thể là một “kết quả thất bại” của thận trong trách nhiệm duy trì sự cân bằng giữa khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết – là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về xương và thận.

Cảnh báo: Nếu da khô và ngứa, hãy bổ sung nước thường xuyên với lượng vừa đủ. Có một nguyên tắc nên nhớ là trước khi dùng bất kỳ thuốc chữa ngứa nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì trong một số loại thuốc có thành phần có thể gây hại tới chức năng của thận.

4. Thay đổi vị giác, hơi thở hôi, miệng có mùi kim loại

Chất thải tích tụ trong máu không được đào thải ra ngoài có thể sẽ làm thay đổi vị giác, làm hơi thở có mùi, đồng thời để lại hương vị kim loại trong khoang miệng.

Hơi thở có mùi là dấu hiệu khác cho thấy có quá nhiều độc tố hoặc sự nhiễm độc trong máu.

Thận bị suy giảm chức năng có thể làm cảm nhận về thức ăn kém đi, khiến bạn sợ mùi thịt, chán ăn, giảm ngon miệng và có thể gây ra sự giảm cân không lành mạnh.

Cảnh báo: Có rất nhiều lý do khiến bạn cảm nhận được mùi rỉ sét của kim loại khi ăn, như dị ứng, hoặc sức khỏe răng miệng kém. Thông thường, vị kim loại trong miệng sẽ biến mất nếu các nguyên nguyên giả định được điều trị. Nếu mùi kim loại tiếp tục xuất hiện, “vương vấn” trong khoang miệng, hãy liên hệ với bác sĩ.

5. Khó thở

Bệnh thận có liên quan tới chứng khó thở, thường do 2 yếu tố gây ra.

– Đầu tiên, khi thận không hoạt động bình thường thì chất lỏng dư thừa trong cơ thể sẽ di chuyển vào phổi.

– Thứ hai, thiếu máu làm mất đi dưỡng khí oxy cũng gây khó thở.

Cảnh báo: Có nhiều lý do khác nhau gây ra tình trạng khó thở, từ thận yếu đến hen suyễn, ung thư phổi hoặc suy tim. Nếu thường thấy khó thở dù không làm gì nặng nhọc, hãy tới các cơ sở y tế để khám bệnh.

6. Sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay

Thận yếu, hoạt động kém hiệu quả sẽ không loại bỏ được chất lỏng dư thừa của cơ thể. Điều này làm natri tích tụ trì thường xuyên, gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay. Sưng ở những vùng thấp của cơ thể có thể là dấu hiệu báo hiệu bệnh tim, gan hoặc các vẫn đề tĩnh mạch chân.

Cảnh báo: Đôi khi dùng thuốc, giảm lượng muối sử dụng có thể ngăn chặn tình trạng sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay. Nếu không có tác dụng, bạn cần đi khám bệnh và điều trị.

7. Đau lưng

Những cơn đau lưng âm ỉ, sâu bên trong và nằm ngay dưới lồng ngực có thể là hệ quả khi thận yếu. Vùng đau có thể được cảm nhận ở trước háng hoặc hông.

Đau lưng và đau chân có thể là do u thận – là những túi chất lỏng hình hành trên thận, do bệnh thận đa nang gây nên.

Lời khuyên: Đau lưng do suy thận thường đi kèm với cảm giác ốm yếu, buồn nôn, sốt cao và đi tiểu thường xuyên.

Đau lưng bình thường không có liên quan tới các hoạt động của thận thì cơn đau thường xảy ra cục bộ, đột ngột, không sốt. Nếu bạn bị đau lưng và dùng thuốc giảm đau không hiệu quả, thì hãy gặp bác sĩ.

8. Sưng mắt

Một dấu hiệu sớm cho thấy hệ thống lọc thận bị hỏng là vùng quanh mắt sưng tấy. Nếu bạn đang thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn đủ chất nhưng vẫn tiếp tục bị sưng quanh mắt thì hãy đi khám bác sĩ.

9. Huyết áp cao

Có sự liên quan chặt chẽ giữa hệ tuần hoàn và thận. Thận có các ống sinh niệu nhỏ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu. Nếu các mạch máu bị hỏng, các ống sinh niệu lọc máu sẽ không nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do vì sao huyết áp cao là nguyên nhân lớn thứ 2 gây ra bệnh suy thận.

Lời khuyên: Cần học cách kiểm soát huyết áp cao để tránh bị suy thận. Bổ sung thực phẩm giàu axit folic vì nó tham gia sản xuất ra các tế bào hồng cầu và có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

10. Những thay đổi về tiểu tiện

Thận chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải qua đường tiểu tiện. Bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến bài tiết: số lần đi tiểu, mùi, màu sắc tự nhiên của nước tiểu đều không nên bỏ qua vì nó phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Những sự thay đổi thường gặp bao gồm:

– Tăng số lần đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm. (Đi tiểu 4-10 lần trong ngày được coi là bình thường).

– Nhìn thấy máu trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh sẽ lọc được chất thải ra khỏi máu. Nếu bộ lọc bị hỏng, các tế bào máu có thể bắt đầu “chảy” vào nước tiểu.

– Có bọt nước tiểu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *